Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mekong-Lan Thương

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai được tổ chức ngày 10/1/2018 tại Phnom Penh, Campuchia. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180108225242 Tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong
tin nhap 20180108225242 Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương

Đây là Hội nghị mang tính định kỳ, được tổ chức hai năm một lần luân phiên giữa các nước thành viên. Hội nghị lần này sẽ do Campuchia và Trung Quốc chủ trì tổ chức.

Ngày 23/3/2016, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất đã chính thức khởi động giữa sáu nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và thống nhất các định hướng lớn cho cơ chế hợp tác.

tin nhap 20180108225242
Các đại biểu tham quan triển lãm thành quả hợp tác Mekong - Lan Thương.

Mục tiêu bao trùm của hợp tác Mekong-Lan Thương là thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Ngoài ra, hợp tác Mekong-Lan Thương còn hướng tới mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thúc đẩy phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập toàn diện vào kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tình hữu nghị, quan hệ láng giềng tốt giữa nhân dân các nước.

Sáu nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân. Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác là đồng thuận, bình đẳng, phối hợp, tham vấn lẫn nhau, tự nguyện, cùng đóng góp, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Hợp tác Mekong-Lan Thương sẽ đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực ưu tiên là quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Hợp tác Mekong-Lan Thương có cơ chế làm việc gồm: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao sẽ được tổ chức định kỳ thường niên; Hội nghị Cấp cao tổ chức hai năm một lần và luân phiên theo thứ tự chữ cái. Theo đó, Hội nghị ủng hộ Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai. Các nhóm công tác chuyên ngành sẽ sớm được thành lập sau Hội nghị để xây dựng, triển khai các dự án hợp tác.

Đến nay, hợp tác Mekong-Lan Thương đã triển khai một số hoạt động bao gồm thành lập các nhóm công tác chuyên ngành về nguồn nước, giảm nghèo, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất; Triển khai một số dự án thuộc danh sách dự án “thu hoạch sớm” được thông qua tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất như: Chương trình giao lưu cán bộ, Chương trình mổ mắt nhân đạo, Diễn đàn hợp tác Phụ nữ, Diễn đàn hợp tác các thành phố du lịch Mekong-Lan Thương; Đưa vào sử dụng Quỹ Hợp tác đặc biệt Mekong-Lan Thương; Thành lập Ban thư ký, Cơ quan điều phối Quốc gia hợp tác Mekong-Lan Thương tại mỗi nước…

Tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, hợp tác Mekong-Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong, củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa sáu nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Để thực sự phát huy tiềm năng, cơ chế hợp tác mới cần chú trọng, quản lý, sử dụng một cách khoa học, bền vững nguồn nước sông Mekong trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng ở các nước hạ lưu sông Mekong.

Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của hợp tác Mekong-Lan Thương đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia ngay từ giai đoạn đầu quá trình hình thành cơ chế hợp tác này.

Trước Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Việt Nam đã tham dự và có đóng góp quan trọng tại các hội nghị cấp bộ trưởng và Hội nghị các quan chức cao cấp. Những đóng góp của Việt Nam về nguyên tắc, cơ chế hợp tác, lĩnh vực trọng tâm, trong đó có các đề xuất về hợp tác nguồn nước, kết nối kinh tế, đã được các nước ủng hộ, khẳng định trong Tuyên bố Tam Á và các văn kiện liên quan của hợp tác Mekong-Lan Thương.

Việt Nam đã tham gia tích cực vào hợp tác Mekong-Lan Thương với nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác, góp phần thúc đẩy hợp tác Mekong-Lan Thương đi vào thực chất. Việt Nam đã đề xuất các dự án và đã được các nước nhất trí đưa vào Danh sách dự án thu hoạch sớm để triển khai giai đoạn đầu của hợp tác Mekong-Lan Thương. Các dự án này đều có lợi ích thiết thực, phù hợp với ưu tiên của hợp tác Mekong-Lan Thương, nhất là dự án tăng cường phối hợp quản lý lũ lụt, hạn hán trong lưu vực sông Mekong-Lan Thương và dự án hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục giữa các nước trong tiểu vùng.

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc và các nước tiểu vùng Mekong triển khai dự án chung về thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực về quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong, trong đó có việc đóng góp tài chính, chuyên gia làm việc tại Trung tâm này.

Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai dự kiến tổ chức vào ngày 10/1/2018 tại Phnom Penh, Campuchia, với dự kiến hai văn kiện chính là: Tuyên bố Phnom Penh; Kế hoạch 5 năm hợp tác Mekong-Lan Thương.

Với chủ đề “Dòng sông hòa bình và phát triển bền vững của chúng ta,” Hội nghị dự kiến sẽ rà soát tình hình hợp tác kể từ sau Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, thảo luận phương hướng hợp tác thời gian tới, thông qua các văn kiện: Tuyên bố Phnom Penh, Kế hoạch hành động hợp tác Mekong-Lan Thương giai đoạn 2018-2022, Danh sách các đề xuất dự án hợp tác Mekong-Lan Thương đợt hai, báo cáo của sáu Nhóm công tác chuyên ngành.

tin nhap 20180108225242
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương

Chiều 15/12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 3 đã chính thức khai mạc tại thành phố Đại Lý, tỉnh ...

tin nhap 20180108225242
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương tại Siem Reap, Campuchia

Nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ hai tại Siem Reap, Campuchia từ ngày 22-23/12, chiều ngày ...

tin nhap 20180108225242
Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất

Ngày 23/3, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất ...

tin nhap 20180108225242
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ nhất

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy ...
Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Nhận thức sâu sắc được vai trò đối với sự phát triển TP. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nhân và trí thức kiều bào đã chia sẻ nhiều ý ...
Dự án điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu tôn vinh phẩm chất phụ nữ Việt Nam

Dự án điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu tôn vinh phẩm chất phụ nữ Việt Nam

Ngày 8/5, dự án điện ảnh 'Hoàng hậu cuối cùng' với câu chuyện về Nam Phương Hoàng hậu được công bố sản xuất, do Bảo Nhân, Nam Cito làm đạo ...
Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia thế nào?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Chiều 8/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio.
Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Ngày 7/5, Brazil hoãn tất cả các trận đấu của giải vô địch quốc gia ở bang miền Nam Rio Grande do Sul trong 20 ngày tới do lũ lụt ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động