Việt Nam tham gia xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế về bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học biển tại các vùng biển quốc tế

Phiên thứ nhất Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (CƯLB) về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (BBNJ) đã diễn ra trong tháng 9/2018, tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te Đoàn Bộ Công an tham dự khóa đào tạo về thực thi công ước chống tra tấn tại Hà Lan
viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te Bệnh viện dã chiến cấp hai số 1 Việt Nam xuất quân

Hội nghị thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện hơn 100 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực đại dương và luật biển. Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam do đại diện Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn đã tham dự và tích cực tham gia thảo luận tại Hội nghị.

viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội nghị, bà Rena Lee nhấn mạnh tiến trình đàm phán văn kiện pháp lý mới trong khuôn khổ CƯLB là cơ hội để cộng đồng quốc tế thay đổi phương thức quản trị các đại dương và biển để khắc phục những tồn tại hiện nay và điều này sẽ thực hiện thành công nếu các nước nỗ lực thảo luận trên tinh thần mở và minh bạch.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Tổng thư ký Hội nghị, ông Miguel de Serpa Soares khẳng định việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương, trong đó có các nguồn đa dạng sinh học biển sẽ góp phần tận diệt đói nghèo, giúp kinh tế tăng trưởng bền vững hơn, bảo đảm an ninh lương thực, tạo thêm sinh kế bền vững và tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng của các nước trước tác động của biển đổi khí hậu.

Thảo luận tại Hội nghị tiếp nối các nội dung đạt được trong quá trình thảo luận trù bị được khởi động từ năm 2015, đại diện các nước và các tổ chức tham dự trao đổi quan điểm về nội dung và các thành tố chính của văn kiện pháp lý về BBNJ. Trong đó, trọng tâm thảo luận bao gồm phạm vi của nguồn đa dạng sinh học thuộc đối tượng điều chỉnh của văn kiện pháp lý mới (chủ yếu là định nghĩa về nguồn gien biển), quyền tiếp cận và chia sẻ các lợi ích thu được từ hoạt động khai thác và sử dụng da dạng sinh học tại các vùng biển quốc tế (hay còn gọi là các vùng biển ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia).

Các hình thức, biện pháp quản lý theo vùng, bao gồm các khu vực bảo tồn biển, nghĩa vụ và nội dung đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành thu thập và khai thác các nguồn đa dạng sinh học biển nhằm tăng cường bảo tồn và gìn giữ đa dạng sinh học cho các thế hệ hiện tại và tương lai, cũng như các hình thức tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ biển giữa các nước phát triển và đang phát triển trong lĩnh vực này.

Đa số các nước nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng văn kiện pháp lý mới này, đề cao CƯLB và cho rằng nội dung văn kiện pháp lý mới phải phù hợp với CƯLB, tránh lặp lại các văn kiện pháp lý hiện có, đồng thời bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia quy định tại CƯLB cũng như các văn kiện pháp lý có liên quan, nhất là quyền của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển thuộc phạm vi tài phán quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong và ngoài 200 hải lý.

Quan điểm của các nước còn khác biệt về quy chế pháp lý áp dụng cho nguồn đa dạng sinh học tại các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia, phương thức quản lý, cấp phép cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học này, cũng như tính chất, mô hình hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển…

Kết thúc Phiên họp thứ nhất, Hội nghị đã thống nhất được một số nhận thức chung, lộ trình đàm phán trong thời gian tới trong đó nhất trí giao Chủ tịch Hội nghị xây dựng Tài liệu cơ sở để các nước bổ sung, đóng góp, tiến tới sớm hình thành dự thảo văn kiện pháp lý về BBNJ và chuyển sang giai đoạn đàm phán xây dựng văn bản trong các Phiên họp tiếp theo của Hội nghị này.

Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia trao đổi, phát biểu tại các phiên thảo luận chung và thảo luận chuyên đề của Hội nghị trong đó đề cao vai trò của CƯLB là khuôn khổ pháp lý toàn diện điểu chỉnh mọi hoạt động trên đại dương và biển, ủng hộ sớm đạt được văn kiện pháp lý mới về BBNJ, chỉ rõ văn kiện pháp lý mới phải bảo đảm không làm phương hại đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được xác lập theo CƯLB.

Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của đa số các nước đang phát triển, theo đó các nguồn đa dạng sinh học biển ở biển quốc tế (còn gọi là biển cả là tài sản chung của nhân loại, tương tự như các tài nguyên khoáng sản ở đáy biển quốc tế (còn gọi là Vùng, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển). Do đó, việc tiếp cận, thu thập và sử dụng nguồn đa dạng sinh học ở biển quốc tế cần phải được cấp phép và quản lý bởi một cơ chế quốc tế phù hợp, lợi ích thu được từ khai thác và sử dụng BBNJ cần phải được chia sẻ một cách công bằng giữa các quốc gia.

Việt Nam tiếp tục đề cao hợp tác quốc tế, đề nghị có quy định rõ về tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong lĩnh vực này, qua đó tạo cơ sở pháp lý để các nước còn yếu trong công nghệ biển được tiếp cận các thành quả nghiên cứu, tạo dựng khả năng tiếp cận và vươn ra các vùng biển ngoài khơi xa và đáy đại dương của các nước này trong tương lai.

Đoàn Việt Nam cũng kêu gọi các nước tập trung thảo luận, tìm giải pháp đối với các vấn đề được nêu rõ trong nhiệm vụ của Hội nghị trên cơ sở tiếp nối kết quả thảo luận ở giai đoạn trước, đồng thời, tái khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia đóng góp với tinh thần cởi mở và xây dựng nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán về BNNJ có đạt được kết quả trong thời gian tới.

Theo lộ trình đàm phán được thông qua, Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý trong khuôn khổ CƯLB về BNNJ sẽ tiếp tục tổ chức 3 phiên họp từ nay đến giữa năm 2020, trong đó Phiên họp thứ hai dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4/2019 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.

viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te Việt Nam tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 28/9, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bế mạc khóa họp thường kỳ lần thứ 39 tại Geneva (Thụy Sĩ). Đại sứ Dương ...

viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te Chuyến công tác góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho rằng, chuyến công tác dự Phiên thảo luận Cấp cao Khoá 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc của ...

viet nam tham gia xay dung van kien phap ly quoc te ve bao ton va su dung da dang sinh hoc bien tai cac vung bien quoc te Lực lượng gìn giữ hòa bình là sứ giả của hòa bình, văn hóa và sức mạnh quân sự Việt Nam

Sau khi thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 sẽ ...

VA

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động