Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm

Anh Sơn
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế ‘Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế’, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam đã chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài, học giả trong và ngoài nước. Sự kiện còn có sự tham gia và phát biểu của Chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel về Kinh tế học năm 2001, ông Joseph Stiglitz.

Chủ đề Hội nghị được đưa ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, phù hợp xu thế chung toàn cầu. Sự tham gia của nhiều diễn giả có uy tín trong nước và quốc tế cho thấy trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề chung của nhân loại.

Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị quốc tế ‘Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Cơ hội để chuyển đổi theo hướng xây dựng nền kinh tế xanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn và chứng kiến những thay đổi sâu sắc.

Theo đó, đại dịch Covid-19 đã gây ra các tác động nặng nề đối với sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia. Biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây tổn thất nặng nề. Đất, không khí và nước con người đang sử dụng ngày càng trở nên ô nhiễm. Bất bình đẳng tại mỗi quốc gia và giữa các quốc gia vẫn tiếp tục trở nên trầm trọng hơn.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho rằng, trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang phải chịu tác động nặng nề của đại dịch, thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây là những thách thức rất lớn, song, quá trình phục hồi kinh tế hiện nay có thể là một cơ hội để chuyển đổi theo hướng xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với những định hướng lớn được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong tình hình đó, Bộ Ngoại giao xác định việc nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về những xu thế lớn trên thế giới về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh nghiệm của các nước trong quá trình chuyển đổi, thích ứng… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong những năm tới.

Trong đó, tập trung vào mục tiêu thu hút nguồn lực và tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, trước mắt là thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vừa được Chính phủ thông qua vào ngày 30/1/2022 vừa qua.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho biết, Bộ Ngoại giao cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương vận động các đối tác phát triển hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực để góp phần nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính thông qua chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang mô hình xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn…

Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong thông điệp gửi tới Hội nghị, Tổng giám đốc UNDP Achim Steiner chúc mừng Việt Nam đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng cho một tương lai xanh hơn, sạch hơn, đặc biệt là mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Tổng giám đốc UNDP khẳng định, mục tiêu này có thể đạt được cùng với việc bảo vệ thế giới thông qua việc thúc đẩy phát triển, đào tạo nhân lực. Việc Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP lên đến 5,5 % trong năm 2022 xuất phát từ nỗ lực hiệu quả trong chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Đó cũng là một bước đi quan trọng để bảo vệ được sức khỏe và sinh kế của người dân.

Ông Achim Steiner cũng nhấn mạnh những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 vừa qua, đó là việc đạt mức phát thải ròng bằng” 0” vào năm 2050 và giảm 30% phát thải khí methane trong giai đoạn 2030-2040.

Đồng thời cho rằng, đây là những mục tiêu tham vọng, thể hiện cam kết của Việt Nam hướng tới các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Sự kiện lần này sẽ là nền tảng, cơ hội để nghiên cứu quá trình đổi mới sáng tạo của Việt Nam để thúc đẩy những mục tiêu toàn cầu của mình.

Cam kết của Việt Nam: theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhận định đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ khi Liên hợp quốc thành lập, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, làm ngưng trệ những nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng cho rằng, tác động cộng hưởng của đại dịch và biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cùng với các vấn đề về môi trường… đã và đang để lại những hệ lụy to lớn, nhiều mặt và lâu dài. Mặc dù vậy, thế giới cũng tiếp tục chứng kiến những tiến bộ chưa từng có của khoa học, công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự gia tăng kết nối giữa các quốc gia.

Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm
Toàn cảnh Hội thảo tại đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bối cảnh đặc biệt này đã mang đến cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về các mối đe dọa nghiêm trọng, tiềm ẩn từ các vấn đề môi trường và sức khỏe; tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, khai thác bền vững tài nguyên, đảm bảo sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam sau đại dịch Covid-19 không phải chỉ là phục hồi mà là phục hồi như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và đến nay đã tiêm gần 200 triệu liệu vaccine phòng Covid-19.

Từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26, Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời rõ ràng: đó là sự theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm.

Theo đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn của thế giới như xu thế mở cửa; xu thế phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế-xã hội.

Việt Nam cũng sẽ xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, điển hình là Chiến lược tăng trưởng xanh 2021-2030, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, trong đó có những định hướng lớn về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nỗ lực hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 vừa qua.

Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" được phát sóng trực tiếp trên báo điện tử và trang Facebook của Báo Thế giới & Việt Nam (Bộ Ngoại giao) TẠI ĐÂY.

Phó Thủ tướng đánh giá, đây sẽ là một tiến trình chuyển đổi sâu sắc, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài.

Đây cũng là cơ hội để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, sạch; giảm phát thải khí mê tan, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu…

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn được lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, về tầm nhìn và kinh nghiệm quốc tế trong phục hồi kinh tế-xã hội xanh, bền vững và bao trùm, đề xuất tập trung vào việc giải quyết những tác động môi trường của tăng trưởng, như các tác động về khí hậu, môi trường, sức khỏe, tài nguyên và đa dạng sinh học, bằng cách tiếp cận hướng tới mô hình kinh tế có khả năng chống chịu và có năng suất cao, tập trung vào tái tạo tự nhiên và sử dụng hiệu quả tài nguyên trong nền kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon.

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, qua Hội nghị này sẽ giúp các bộ, ngành của Việt Nam nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra theo hướng xanh, bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo, thực hiện hiệu quả hơn Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu và cam kết này, Chính phủ Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và các bạn bè, đối tác quốc tế khác để thực hiện tầm nhìn về phát triển đất nước, đồng thời chung tay góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng trên toàn thế giới và bảo vệ hành tinh xanh.

Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm
Chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chia sẻ tại Hội nghị, Chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz điểm lại giai đoạn khó khăn của thế giới cũng như của từng quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19; đánh giá cao chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam thời gian qua.

Ông Joseph Stiglitz khẳng định, thế giới vẫn còn nhiều thách thức như nạn nghèo đói, bất bình đẳng.. .Covid-19 đã làm lộ ra những điểm yếu này. Nếu muốn duy trì một nền kinh tế phát triển bền vững, bao trùm, các quốc gia cần coi môi trường là nhân tố quan trọng

Chia sẻ ý kiến về nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, Chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz cho rằng, Việt Nam cần duy trì đà tăng trưởng xanh theo hướng bao trùm; chú trọng đến vấn đề bất bình đẳng nhằm tránh hệ lụy chia rẽ xã hội dẫn đến ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, phục hồi kinh tế cần có nguồn vốn. Với sự ổn định chính trị, xã hội, Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới...

Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhiều ý kiến cho quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch của thế giới, khu vực và Việt Nam theo hướng xanh, bao trùm.

Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" được phát sóng trực tiếp tại báo điện tử và trang Facebook của Báo Thế giới & Việt Nam (Bộ Ngoại giao) TẠI ĐÂY.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên

Sáng ngày 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường ...

Các nước nghèo sẽ được tiếp cận vaccine để phục hồi kinh tế

Các nước nghèo sẽ được tiếp cận vaccine để phục hồi kinh tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay, 42% dân số Khối thịnh vượng chung đã được tiêm chủng đầy đủ, song tỷ ...

Đọc thêm

XSLA 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 30/3/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 30/3/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 30/3/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 30/3, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 30/3/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 30/3, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 30/3/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 30/3/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. SXBP 30/3. kết quả xổ ...
Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động