Việt Nam tích cực đóng góp phát triển pháp luật quốc tế

Từ ngày 8-12/10, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 57 của Tổ chức Tham vấn pháp luật Á-Phi (AALCO) với chủ đề trọng tâm là "Quản trị toàn cầu và pháp quyền ở cấp độ quốc tế".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20181019215045 Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức về pháp luật quốc tế
tin nhap 20181019215045 Công tác pháp luật quốc tế đạt nhiều kết quả

Tham dự Hội nghị có đại diện của 37 nước thành viên AALCO, trong đó có 6 nước ASEAN (Brunei, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) cùng với 06 đoàn của các quan sát viên (gồm các nước như Philippines, Nga, Belarus, Tunisia và một số tổ chức quốc tế). Ngoài ra, tham dự Hội nghị còn có đại diện 04 trung tâm trọng tài thương mại quốc tế trong khu vực của Malaysia, Ai Cập, Nigeria và Kenya.

tin nhap 20181019215045
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nhấn mạnh những đóng góp của AALCO trong phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nhấn mạnh những đóng góp của AALCO trong phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế, nhắc lại tầm quan trọng của việc đề cao pháp quyền ở cấp độ quốc tế.

Ông Kono khẳng định cần xây dựng cơ chế quốc tế dựa trên luật lệ nhằm duy trì và thúc đẩy phát triển tại Châu Á và Châu Phi. Với nỗ lực đóng góp thúc đẩy trao đổi, hợp tác về các vấn đề pháp lý quốc tế giữa các quốc gia thành viên, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến mới về chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho các nước thành viên AALCO trong lĩnh vực pháp luật quốc tế.

Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản, ông Takashi Yamashita, khẳng định tầm quan trọng của pháp quyền ở các nước trong giai đoạn toàn cầu hóa, chỉ rõ Mục tiêu 16 trong Mục tiêu Phát triển Bền vững đã xác định pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế là các thành tố cơ bản để đạt được phát triển bền vững.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách về pháp lý, ông Miguel de-Serpa Soares khẳng định, các tổ chức khu vực như AALCO là đối tác thiết yếu của Liên hợp quốc trong quá trình phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế.

tin nhap 20181019215045
Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại Hội nghị.

Các ý kiến thảo luận của các nước đều cho rằng trật tự toàn cầu đang có nhiều biến động do thách thức từ chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ mậu dịch, vì vậy việc đề cao pháp quyền ở cấp độ quốc tế càng đóng vai trò quan trọng hơn, nhất là đề cao tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước, cam kết quốc tế. Đồng thời, nhằm bảo đảm cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, cần đề cao pháp quyền ở cấp độ quốc gia. Các nước cần hoàn thiện các quy định, cơ chế trong nước, nhất là về thương mại, đầu tư, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên biển...

Về phía chuyên gia, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên Việt Nam trong Ủy ban Luật pháp quốc tế của LHQ cùng một số thành viên khác của Ủy  ban tập trung thảo luận về một số vấn đề pháp lý quốc tế chuyên sâu.

Tại Hội nghị, các nước cũng thảo luận sâu về các chủ đề pháp luật quốc tế trong không gian mạng, luật biển, giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, luật thương mại và đầu tư quốc tế, vi phạm pháp luật quốc tế ở Trung Đông trong thời gian qua. Qua thảo luận, các nước thành viên AALCO (như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nam Phi, Việt Nam...) và Nga với tư cách quan sát viên đều nhấn mạnh việc thúc đẩy xây dựng pháp luật quốc tế đối với các lĩnh vực mới như không gian mạng, bảo vệ đa dạng sinh học trong khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia; đồng thời, tăng cường pháp luật quốc tế, bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển trong hệ thống thương mại, đầu tư quốc tế.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Lê Thị Tuyết Mai làm Trưởng đoàn, cùng đại diện của các Bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp và Ngoại giao đã tích cực tham gia Hội nghị, phát biểu, thảo luận tại các phiên thảo luận và các hoạt động bên lề.

tin nhap 20181019215045
Đoàn liên ngành Việt Nam do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Lê Thị Tuyết Mai làm Trưởng đoàn.

Đoàn Việt Nam nhấn mạnh quan điểm, chủ trương của Việt Nam về đề cao pháp quyền ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, duy trì hòa bình ở khu vực và trên thế giới, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982,

Đoàn Việt Nam cũng trao đổi, cập nhật những nỗ lực của Việt Nam cùng các nước ASEAN và các nước đối tác phát triển Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, kêu gọi các bên kiềm chế không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, xây dựng Đông Nam Á là khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đoàn cũng khẳng định việc Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, nỗ lực thúc đẩy quản lý nghề cá có trách nhiệm, đấu tranh chống nạn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý (khai thác IUU).

Trong năm qua, Việt Nam đã ban hành các quy định mới về an ninh mạng phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về tham gia phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, trong năm 2018, Việt Nam cũng đã phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân; đồng thời tham gia Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý ràng buộc theo Công ước Luật Biển năm 1982 về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia. Đồng thời Đoàn Việt Nam cũng tích cực tham gia thảo luận tại các đề mục của Hội nghị.

tin nhap 20181019215045
Tăng cường vai trò của luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên biển

Vai trò của luật pháp quốc tế, nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn giữa ASEAN với các đối tác quốc tế và nhu cầu ...

tin nhap 20181019215045
Lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông : Vi phạm luật quốc tế và tạo căng thẳng

Lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông vừa được Trung Quốc công bố đã đặt ra câu hỏi về thiện chí thực sự của ...

tin nhap 20181019215045
Việt Nam tích cực xây dựng và thực hiện luật quốc tế

Chiều 29/12, tại Hà Nội, Hội Luật quốc tế Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Việt Nam 2016 – năm luật quốc tế”.

BC
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ...
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Phiên bản di động