Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị ADMM và ADMM+

Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham gia tất cả các phiên họp trong khuôn khổ hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm ADMM+ nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực
viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm ADMM+ không ra tuyên bố chung do bất đồng về Biển Đông

Ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ tư vừa kết thúc tại thành phố Clark của Philippines, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng.

viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm
Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Ông là thành viên đoàn đại biểu cấp cao của Quân đội Việt Nam tham dự hội nghị, các hội nghị ADMM và ADMM+ cũng như việc tham gia của Việt Nam vào các sự kiện quan trọng này.

Trung tướng Vũ Chiến Thắng cho biết, tại ADMM lần này, đại biểu các nước đã thông qua 10 tài liệu khái niệm, trong đó có 2 tài liệu khái niệm đáng chú ý.

Thứ nhất là Chương trình hoạt động của ADMM nhằm định hướng cho hoạt động của ADMM trong giai đoạn 2017 - 2019, trong đó tập trung vào một số nội dung chính như giải quyết những tồn tại và vướng mắc trong hợp tác quốc phòng an ninh cũng như trong các vấn đề mới phát sinh; thúc đẩy hợp tác quốc phòng an ninh trong ASEAN thông qua những hiểu biết về sự phát triển, cơ chế và khả năng của từng quốc gia thành viên.

Thúc đẩy hợp tác với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia và New Zealand thông qua việc nghiên cứu khả năng tăng tần suất ADMM+ cũng như phát huy vai trò của cơ chế này trong các hoạt động thực tế; tăng cường hơn nữa vai trò của ADMM và ADMM+ trong hợp tác quốc phòng an ninh thông qua việc thúc đẩy tương tác quân sự ASEAN, điều chỉnh chương trình và quy chế hoạt động; định hình một số quy tắc và thúc đẩy hợp tác giữa các thành phần và trụ cột trong ASEAN cũng là một trong những nội chính trên..

Bên cạnh đó, Chương trình kể trên cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về kết quả hoạt động để ADMM hoạt động đúng định hướng và đạt được những kết quả thiết thực.

Thứ hai là tài liệu khái niệm hướng dẫn tương tác trên biển nhằm thúc đẩy các nỗ lực an ninh biển của các nước ASEAN, xây dựng các biện pháp quản lý xung đột biển toàn diện dựa trên nền tảng xây dựng niềm tin, ngoại giao phòng ngừa và quản lý căng thẳng một cách hòa bình.

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung trong đó có hai điểm đáng chú ý. Đó là tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Duy trì các biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình. Giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhấn mạnh việc tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như hoan nghênh việc thông qua Bộ khung của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm
Đại tướng Ngô Xuân Lịch (thứ hai, bên phải), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chụp ảnh chung cùng Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tại hội nghị. (Nguồn: AFP)

Về hội nghị ADMM+, đại biểu các nước đã nhất trí khẳng định vai trò và tầm quan trọng của cơ chế này trong thời gian qua cùng sự đóng góp của ADMM+ trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về một số vấn đề như sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan trong thời gian gần đây; bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và một số lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác gồm buôn lậu ma túy và cướp biển.

Về vấn đề an ninh biển, đa số các nước đều cho rằng, việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực nói chung cũng như trên Biển Đông nói riêng là rất cần thiết, đồng thời nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Về vấn đề Biển Đông, đa số đại biểu các nước đều đồng tình cho rằng, cần phải giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS cùng các quy tắc ứng xử mà các bên đã thống nhất. Ngoài ra, tại ADMM+, chúng ta đã khai trương cơ sở hạ tầng liên lạc trực tiếp của ASEAN.

Trung tướng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh việc tổ chức ADMM+ hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, khẳng định được vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế an ninh khu vực.

Thứ hai, các nước ASEAN có thể huy động được nguồn lực của quân đội các nước đối tác trong ADMM+, nhất là các nguồn lực trong hoạt động thực tế như cử lực lượng công binh, quân y và không quân cùng phương tiện, trang thiết bị tham gia hỗ trợ thảm họa, cứu trợ nhân đạo và phòng chống dịch bệnh.

Theo Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Việt Nam đã tham gia rất tích cực tại các hội nghị ADMM và ADMM+ lần này.

Tại hội nghị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó đề cập đến thông điệp về việc xây dựng và tăng cường lòng tin chiến lược.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định một môi trường chỉ thực sự hòa bình và ổn định khi được xây dựng trên cơ sở lòng tin chiến lược cùng thực tâm mong muốn hợp tác của các bên. Muốn có một môi trường hòa bình và ổn định thực sự, các nước phải hợp tác thực chất thông qua các hoạt động cụ thể trên thực tế, cũng như có sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng đề cập đến vấn đề ngư dân đang được quan tâm hiện nay.

Trước thực trạng ngư dân khi tác nghiệp trên biển có sự vi phạm chủ quyền của một số quốc gia khác, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, trong khi các bên liên quan đang thảo luận, tìm kiếm giải pháp pháp lý toàn diện cho vấn đề này, các nước cần có sự đối xử nhân đạo, chú trọng biện pháp tuyên truyền, giáo dục và không có hành động thô bạo hoặc sử dụng vũ lực đối với ngư dân.

Về vấn đề một số nước đối tác của ASEAN thời gian qua bày tỏ mong muốn được tham gia vào cơ chế ADMM+, Việt Nam cũng đề xuất cần nghiên cứu, đưa ra các tài liệu khái niệm phù hợp để có được những thành viên mới chất lượng của ADMM+, thực sự đóng góp cho sự phát triển của cơ chế này cũng như hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm Hội nghị lần thứ hai Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa (EWG – HADR)

Ngày 8/8, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai Nhóm chuyên gia ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng) ...

viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm ADMM+: Tạo dựng lòng tin

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên được tổ chức thành công tại Việt Nam ngày 12/10 ...

viet nam tich cuc tham gia cac hoi nghi admm va admm ADMM+ bước phát triển mới của ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên được tổ chức là sự kiện quan trọng trong năm Việt Nam ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động