Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Chu An
Việt Nam đề nghị Toà án Công lý quốc tế khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu trên theo các điều ước quốc tế có liên quan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Đoàn Việt Nam tham dự phiên trình bày.

Từ ngày 2-13/12, Toà án Công lý quốc tế (ICJ) đã tổ chức phiên trình bày trực tiếp trong tiến trình xin ý kiến tư vấn về trách nhiệm quốc gia liên quan đến biến đổi khí hậu tại Cung điện Hoà Bình, La Hay, Hà Lan, để lắng nghe quan điểm của các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên trình bày do ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn; Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam tham gia đoàn.

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao phát biểu.

Ngày 12/12, ông Nguyễn Đăng Thắng và PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, ứng cử viên của Việt Nam cho vị trí Thẩm phán Toà án Luật Biển quốc tế nhiệm kỳ 2026-2035, đã trình bày quan điểm của Việt Nam trước Toà.

Việt Nam đề nghị ICJ khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu trên theo các điều ước quốc tế có liên quan như Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cũng như các nguyên tắc của tập quán quốc tế.

Việt Nam khẳng định, để bảo vệ hệ thống khí hậu một cách hiệu quả, các quốc gia có nghĩa vụ ngăn ngừa tổn hại đáng kể đối với hệ thống khí hậu và nghĩa vụ hợp tác. Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt” trong việc xác định nghĩa vụ các quốc gia.

Theo đó, dù tất cả các quốc gia có trách nhiệm chung trong việc ngăn chặn các hành vi làm tổn hại đến môi trường và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu, song việc thực hiện trách nhiệm này cần tính đến sự khác biệt trong lịch sử phát thải và năng lực của các quốc gia.

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu.

Phần lớn các bên tham gia phiên trình bày chia sẻ quan điểm rằng các bằng chứng khoa học đều khẳng định mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ xả thải cao và tác hại đáng kể đối với hệ thống khí hậu.

Trên cơ sở đó, Việt Nam cho rằng các quốc gia đi đầu trong việc phát thải, đặc biệt là các nước phát triển, cần chấm dứt các hành vi gây thiệt hại đồng thời có nghĩa vụ khắc phục đối với các tổn thất đã gây ra.

Trong quá trình này, các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng cần được tham vấn để xác định rõ nhu cầu và từ đó triển khai những biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp, hướng đến việc phục hồi nguyên trạng cũng như các nỗ lực để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua hỗ trợ tài chính, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ.

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Đoàn Việt Nam làm việc với Toà Trọng tài thường trực (PCA) và Học viện Luật pháp quốc tế La Hay.

Nhân dịp này, đoàn Việt Nam cũng đã có các cuộc làm việc với Toà Trọng tài thường trực (PCA) và Học viện Luật pháp quốc tế La Hay về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào việc hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực pháp lý quốc tế cho Việt Nam.

Trước đó, ngày 29/3/2023, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 77/276 đề nghị ICJ cho ý kiến tư vấn liên quan đến biến đổi khí hậu, xoay quanh hai câu hỏi: a) Nghĩa vụ của các quốc gia theo luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu và môi trường trước việc phát thải khí nhà kính từ hoạt động của con người; b) Hệ quả pháp lý của việc các quốc gia hành động hay không hành động, dẫn đến tác động tiêu cực đến hệ thống khí hậu và môi trường.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đầy đủ các thủ tục trong tiến trình xin ý kiến tư vấn của ICJ, khẳng định sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập pháp lý đa phương. Việt Nam là thành viên của Nhóm nòng cốt gồm 18 quốc gia do Vanuatu sáng lập để thúc đẩy việc thông qua Nghị quyết 77/276.

Sau khi Nghị quyết được thông qua, Việt Nam đã phối hợp với Vanuatu và một số nước trong Nhóm nóng cốt thảo luận và tổ chức các hội thảo để nâng cao năng lực, hỗ trợ các nước ASEAN và Châu Á-Thái Bình Dương trong quá trình xây dựng lập luận tại Tòa. Trước khi tham gia trình bày trực tiếp tại La Hay, Việt Nam đã lần lượt nộp Đệ trình quốc gia và Bình luận bằng văn bản tới ICJ để bày tỏ quan điểm chính thức đối với các câu hỏi được nêu trên trong Nghị quyết 77/276.

Theo Ban Thư ký ICJ, với hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế nộp bản Đệ trình quốc gia và hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Phiên Trình bày, tiến trình xin ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu là vụ việc có quy mô lớn nhất trong lịch sử hoạt động của Tòa, cho thấy kỳ vọng của các quốc gia về vai trò và đóng góp của ICJ trong nỗ lực ngăn ngừa và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế một cách thiện chí

Việt Nam khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế một cách thiện chí

Đại sứ Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, Việt Nam ủng hộ vai trò thiết yếu của ICJ trong thúc ...

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, tiến trình thúc đẩy công bằng khí hậu mà các nước trong đó có Vanuatu và Việt Nam ...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các ...

Đức chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Đức chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội vừa phối hợp với tổ chức 'Bánh mì cho Thế giới' tổ chức buổi tọa đàm với chủ ...

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình phối hợp với tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án “Tăng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 14/12/2024: Kim Ngưu đừng quá mơ mộng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 14/12/2024: Kim Ngưu đừng quá mơ mộng

Tử vi hôm nay 14/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 14/12/2024, Lịch vạn niên ngày 14 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 14/12/2024, Lịch vạn niên ngày 14 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 14/12. Lịch âm 14/12/2024? Âm lịch hôm nay 14/12. Lịch vạn niên 14/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 14/12/2024: Tuổi Tỵ thăng quan tiến chức

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 14/12/2024: Tuổi Tỵ thăng quan tiến chức

Xem tử vi 14/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 14/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lê Khắc Anna trở thành Đại sứ Văn hóa Du lịch Việt Nam 2024

Lê Khắc Anna trở thành Đại sứ Văn hóa Du lịch Việt Nam 2024

Sau cuộc thi Hoa hậu Văn hóa Du lịch Việt Nam 2024, Lê Khắc Anna đặt mục tiêu quảng bá vẻ đẹp văn hóa, du lịch Việt Nam đến với ...
Đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo

Đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo

Chuyến công tác của đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác học thuật giữa Việt Nam ...
Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn biểu dương những kết quả công tác mà Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh đã đạt được trong năm ...
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam trả lời phỏng vấn bên lề tiệc trưa giao lưu giữa các vị Đại sứ của đoàn Ngoại giao ngày 11/12.
Quốc vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Quốc vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam rất đặc biệt vì hai nước có quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài, năm 2025 sẽ tròn 75 năm.
Đại sứ Marcos A. Bednarski - Tiếp nối hành trình hợp tác hữu nghị, bền vững Việt Nam-Argentina

Đại sứ Marcos A. Bednarski - Tiếp nối hành trình hợp tác hữu nghị, bền vững Việt Nam-Argentina

Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí, chia sẻ về những hoạt động đầu tiên trong nhiệm kỳ công tác của Đại sứ Marcos A. Bednarski
Mang hương vị quê hương đến Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Mang hương vị quê hương đến Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Baoquocte.vn. Đại sứ Philippines và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế ...
Hương sắc Indonesia tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Hương sắc Indonesia tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Baoquocte.vn. Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đã biến Liên hoan Ẩm thực quốc tế thành cơ hội giới thiệu di sản văn hóa phong phú.
Đoàn đại sứ châu Phi thăm Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu Công nghệ cao Hoà Lạc

Đoàn đại sứ châu Phi thăm Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu Công nghệ cao Hoà Lạc

Đoàn Đại sứ, cán bộ Ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên núi Tản Viên, huyện Ba Vì và thăm Khu CNC ...
Phiên bản di động