Việt Nam-Trung Quốc: Lan tỏa tinh thần ”sáu hơn’

Hà Phương
Xuyên suốt chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (từ ngày 12-14/10), phương hướng “sáu hơn”, nội hàm của Cộng đồng chia sẻ tương lai tiếp tục được lãnh đạo cấp cao hai nước cụ thể hóa trong nhiều hoạt động tiếp xúc, trao đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ngày 12/10. (Nguồn: NDO)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ngày 12/10. (Nguồn: NDO)

Vừa xuống chuyên cơ tại sân bay quốc tế Nội Bài, Thủ tướng Lý Cường đã có thông điệp nhấn mạnh bước khởi đầu tốt đẹp trong việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước. Những thành công tiếp theo của chuyến thăm càng minh chứng cho điều đó, từ tầm cao chiến lược đến tầm nhìn dài hạn, làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; cùng với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự lễ đón chính thức, hội đàm, chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, dự Tọa đàm doanh nghiệp, thăm Khu Triển lãm một số sản phẩm nông nghiệp, thưởng thức văn hóa truyền thống Việt Nam và dự tiệc chiêu đãi. Thủ tướng Lý Cường cũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường trên cương vị Thủ tướng Quốc vụ viện.

Hợp tác sôi nổi, toàn diện

Cách đây không lâu, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi và nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy toàn diện việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược trong tình hình mới, đồng thời đưa ra phương hướng rõ ràng cho sự phát triển của quan hệ song phương. Tinh thần đó được nhắc lại và cụ thể hóa xuyên suốt các trao đổi cấp cao nhân chuyến thăm lần này.

Trước hết, hai bên nhấn mạnh coi trọng cao độ quan hệ với nhau. Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Sự phát triển của mỗi nước là cơ hội phát triển của nhau và là nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới.

Trong tiếp xúc, lãnh đạo hai nước đều chung đánh giá về thái độ nghiêm túc, tinh thần tích cực trong việc triển khai các nhận thức chung cấp cao quan trọng, nhất là định hướng “sáu hơn”, qua đó từng bước hình thành cục diện giao lưu, hợp tác hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành và trên tất cả các lĩnh vực.

“Bức tranh” sôi động được khắc họa bằng những “nét vẽ” tươi vui, hứng khởi. Tin cậy chính trị được củng cố, giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra mật thiết. Kết nối chiến lược, nhất là kết nối giao thông được đẩy nhanh. Hợp tác thu được thành tựu cụ thể, kim ngạch thương mại song phương tăng 21,9% trong chín tháng đầu năm 2024. Hợp tác du lịch phục hồi mạnh mẽ, lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam trong chín tháng đạt 2,7 triệu lượt, vượt tổng lượng của cả năm 2023. Hợp tác địa phương diễn ra sôi động, phối hợp đa phương chặt chẽ, hiệu quả hơn…

Đặc biệt, các phương hướng, biện pháp triển khai hiệu quả và toàn diện định hướng “sáu hơn” được chú trọng với những trao đổi cụ thể, sâu rộng trên từng “đầu việc” như chính trị - an ninh, kết nối chiến lược trong đó có “kết nối cứng” và “kết nối mềm”, hợp tác đầu tư, tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng…

Các “câu chuyện” từ khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) vận hành từ ngày 15/10 đến mở cửa thị trường cho nông sản Việt như hoa quả có múi, bưởi, bơ, na, roi… được thảo luận sôi nổi. Chủ đề liên quan đến ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối các địa phương phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) được đề cập chi tiết.

Một cách chân thành, thẳng thắn, Lãnh đạo hai nước trao đổi về vấn đề trên biển, quán triệt thực hiện nghiêm các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển; giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Các nội dung cụ thể được nêu bật tại điểm thứ 10 trong Tuyên bố chung.

Việt Nam-Trung Quốc: Lan tỏa tinh thần ”sáu hơn’
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ngày 13/10. (Nguồn: VGP)

Đột phá kết nối hạ tầng, kinh tế xanh

Hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước láng giềng. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế xứng tầm với tầm vóc của quan hệ chính trị - xã hội luôn là mong mỏi của lãnh đạo cấp cao hai nước. “Hợp tác thực chất sâu sắc hơn” là ưu tiên thứ ba trong phương hướng “sáu hơn”. Theo đó, hai nước hướng tới hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, logistics, tạo thuận lợi cho vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác đầu tư về nông nghiệp, kinh tế số, phát triển xanh, bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng…

Các khía cạnh hợp tác đều được đề cập chi tiết trong chuyến thăm, nổi bật tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc do hai Thủ tướng đồng chủ trì. Tại đây, “chìa khóa” nhiều vấn đề được gợi mở. Doanh nghiệp Trung Quốc bày tỏ mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam; hợp tác trong xây dựng thành phố thông minh, sản xuất thông minh, cùng Việt Nam phát triển xanh, bền vững. Củng cố thêm sự tự tin đó, Thủ tướng Lý Cường chia sẻ: “Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện Mặt trời, xe điện phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong lĩnh vực này”.

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu cao tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", đồng thời nhấn mạnh lại các cam kết, thông điệp về “ba bảo đảm, ba thông” và “ba cùng”, “đôi bên cùng có lợi” “hai bên cùng thắng”, thúc đẩy hợp tác kinh tế thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp, kêu gọi lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để “vươn lên, bay cao, bay xa”.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường “mục sở thị” một số sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Nâng niu trái bơ xanh trên tay, Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản, hoa quả chất lượng cao.

Trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng đã đạt những kết quả tích cực. Điểm nổi bật trong những thành quả của chuyến thăm là hai bên nhất trí đi sâu hợp tác chiến lược toàn diện.

Giữ gìn “của để dành”

Giao lưu nhân dân, văn hóa hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc cũng là khía cạnh quan trọng được chú trọng trao đổi, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và tổ chức “Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung” vào 2025.

Một sự kiện đặc sắc khác minh chứng cho những nỗ lực từ cấp cao, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường cùng trải nghiệm in tranh Đông Hồ với bức tranh Cưỡi trâu thổi sáo - một trong những khung cảnh đặc trưng, truyền thống, mô tả sự thanh bình của miền quê Việt Nam. Trong làn điệu đằm thắm của bài hát Mời nước mời trầu - dân ca quan họ Bắc Ninh, hai Thủ tướng thưởng lãm các bước làm tranh do các nghệ nhân Đông Hồ trình diễn.

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ khẳng định giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa có tiềm năng to lớn, là “của để dành” của quan hệ Trung - Việt. Với những dấu mốc ý nghĩa trong năm 2025, hai bên cần nắm chắc cơ hội, cùng nhau củng cố nền tảng xã hội vững chắc, tiếp tục phát huy tình hữu nghị truyền thống, để tình cảm giữa nhân dân hai nước trở thành chất xúc tác cho quan hệ song phương.

“Thành quả của chuyến thăm hết sức phong phú và đã phát huy vai trò tích cực, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược”. Nhận định của Đại sứ Hà Vĩ có lẽ cũng là cảm nhận chung về một chuyến thăm với tinh thần cao, quyết tâm lan tỏa mạnh mẽ nhận thức chung cấp cao, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng hai nước chứng kiến lễ trao 10 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kết nối giao thông, hải quan, dân sinh, giáo dục, thương mại nông sản, báo chí truyền thông, ngân hàng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tối ngày 12/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ ...

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 13/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung ...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tại các cuộc hội kiến, hội đàm, lãnh đạo Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sang thăm chính thức ...

Thúc đẩy mạnh mẽ 'điểm tăng trưởng' trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

Thúc đẩy mạnh mẽ 'điểm tăng trưởng' trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

Ngay sau khi chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (12-14/10) vừa kết thúc, tân Đại sứ Trung Quốc ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động