Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam và chính sách ‘ngoại giao cây tre’

Dẫn ra hình tượng cây tre với 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập đến việc giữ vững những phương hướng mang tính nguyên tắc, tuy nhiên tùy theo sự biến đổi của tình hình thế giới, chiến lược sẽ được điều chỉnh linh hoạt.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, ngày 23/6/2023. (Nguồn: TTXVN)

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22/6 đến ngày 24/6/2023. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống đã Hội đàm cấp cao với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự Quốc yến…

Tin liên quan
Triển vọng quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam qua chính sách ‘Ngoại giao cây tre’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Triển vọng quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam qua chính sách ‘Ngoại giao cây tre’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoài ra, Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng có một số hoạt động bên lề khác như: Gặp mặt và dùng tiệc trưa cùng kiều bào Hàn Quốc tại Việt Nam; Tham quan hội chợ giao thương Việt – Hàn; Thăm và nói chuyện với sinh viên học tiếng Hàn tại Việt Nam; Tham dự đêm giao lưu văn hóa Việt – Hàn; Gặp gỡ và dùng tiệc trưa cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam; Đối thoại thế với hệ tương lai số Việt Nam – Hàn Quốc...

Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng đã đề cập đến các yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đánh dấu 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.

'Chính sách ngoại giao cây tre’ của Việt Nam thu hút sự quan tâm của quốc tế.

Ngày 14/12/2021, trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến một bài thơ. Khi đó sự kiện đã thu hút sự quan tâm của quốc tế bởi đây là Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đầu tiên kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, được tổ chức từ ngày 25/01 đến ngày 02/02 cùng năm.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khí thế mới, xung lực mới trong hoạt động đối ngoại

Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này chính là “chính sách ngoại giao cây tre”. Tổng Bí thư đã trích dẫn câu thơ: “Thân gầy guộc, lá mỏng manh, mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!”. Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống vẻ vang của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của nhân loại, giống như cây tre, có “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”.

“Gốc rễ của chiến lược ngoại giao Việt Nam là tinh thần nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “ngoại giao phải được sử dụng để dẹp bỏ mâu thuẫn, đồng thời cũng phải phù hợp với xu thế thế giới để có thể hòa mình vào dòng chảy của thời đại”.

Đồng thời, Tổng Bí thư cũng cho biết “Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, độc lập dân tộc phải song hành với chủ nghĩa xã hội, tự lực tự cường gắn với đoàn kết quốc tế, sức mạnh dân tộc đi đôi với sức mạnh thời đại”. Ngoài ra trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo là "phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ" để biết mình, biết người, luôn làm chủ tình thế; hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ giữa các nước lớn.”

Tổng Bí thư nhấn mạnh một lần nữa “Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ muốn Việt Nam có chiến tranh, cũng như không muốn Việt Nam chiến tranh với các nước khác”, đồng thời “triết lý chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bảo vệ chân lý, bảo vệ chính nghĩa vì hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: TTXVN)

Với triết lý này, Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ vai trò của luật pháp quốc tế, vận dụng những giá trị của văn hoá và của ngoại giao truyền thống Việt Nam, cũng như các tư tưởng phổ biến, tiến bộ của nhân loại, chú ý tìm ra những điểm tương đồng, nêu cao tính nhân văn, nhân nghĩa và đạo lý, pháp lý trong quan hệ quốc tế để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới...

Trong đoạn kết phần mở đầu bài phát biểu, Tổng Bí thư khẳng định, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam".

Giờ đây, ‘trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam’ được thế giới quan tâm cuối cùng cũng xuất hiện. Dẫn ra hình tượng cây tre với "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", Tổng bí thư cũng đề cập đến việc giữ vững những phương hướng mang tính nguyên tắc, tuy nhiên tùy theo sự biến đổi của tình hình thế giới, chiến lược sẽ được điều chỉnh linh hoạt.

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc-Việt Nam: Cùng hướng tới khuôn khổ mới, cùng khai phá chân trời mới

‘Chính sách ngoại giao cây tre’ do chính phủ Việt Nam chủ trương thực hiện cũng có khá nhiều tác động đối với Hàn Quốc. Vừa hay, ở Hàn Quốc thì cây tre cũng tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Từ xa xưa, nó đã được coi là một trong bốn loại cây quý, cùng với hoa mai, hoa lan và hoa cúc. Đặc biệt do đặc tính cây mọc thẳng tắp, xanh tốt quanh năm nên cây tre được công nhận là biểu tượng của lòng trung thành và nghĩa khí.

Về điểm này thì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có điểm chung là có lịch sử khó khăn do bị giặc ngoại xâm, đang gặp nhiều khó khăn trong quan hệ ngoại giao với các cường quốc trên thế giới. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam và Hàn Quốc - hai nước có nhiều điểm tương đồng về các vấn đề địa chính trị cần tích cực chia sẻ hơn nữa về “Chính sách ngoại giao cây tre”.

Việt Nam và Hàn Quốc có một mối quan hệ “thông gia” rất thân thiết. Thêm vào đó, dòng họ Lý Hoa Sơn - hậu duệ của nhà Lý tại Hàn Quốc cũng là một tài sản quý giá kết nối hai quốc gia. Vì vậy, thông qua những di sản văn hóa - xã hội này, quan hệ song phương giờ đây đã vượt ra khỏi danh xưng “đối tác chiến lược toàn diện”, cần phải “có tầm nhìn rộng, suy nghĩ thấu đáo và đôi khi là sự tấn công kiên quyết”.

Trường phái đối ngoại và ngoại giao 'cây tre Việt Nam' dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Trường phái đối ngoại và ngoại giao 'cây tre Việt Nam' dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Sáng 18/5, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong triển khai đường lối đối ngoại ...

Triển vọng quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam qua chính sách ‘Ngoại giao cây tre’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Triển vọng quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam qua chính sách ‘Ngoại giao cây tre’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính sách “Ngoại giao cây tre” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra có ý nghĩa to lớn trong tình hình quốc tế ...

Thắt chặt giao lưu nhân dân Việt Nam-Hàn Quốc

Thắt chặt giao lưu nhân dân Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đoàn đại biểu Hội Những người Hàn Quốc yêu Việt ...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Quốc hội Việt Nam-Hàn Quốc hoàn toàn có đủ điều kiện để thiết lập mối quan hệ mẫu mực, ...

Việt Nam-Hàn Quốc 'bắt tay' dàn dựng nhạc kịch thiếu nhi 'Đứa con của yêu tinh'

Việt Nam-Hàn Quốc 'bắt tay' dàn dựng nhạc kịch thiếu nhi 'Đứa con của yêu tinh'

Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru (Hàn Quốc) hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi “Đứa con của yêu ...