Việt Nam và Hội đồng Bảo an LHQ: Nhiều đóng góp thiết thực

Nhất Phong
TGVN. Tháng 2/2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 và nhiều vấn đề đáng chú ý khác, Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức được nhiều cuộc họp, ra nhiều Nghị quyết và tuyên bố quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng phát biểu tại phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 23/2. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 23/2. (Nguồn: TTXVN)

Nhiều vấn đề nóng

Tháng qua, đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động nặng nề đến tình hình kinh tế-xã hội thế giới, nhiều nước triển khai tiêm phòng vaccine, đem lại những hy vọng mới về công cuộc phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế. Tại Mỹ, Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden tiếp tục có những điều chỉnh chính sách tích cực tham gia trở lại các cơ chế đa phương. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu (BĐKH), khủng bố, an ninh lương thực vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống quốc tế, thu hút ưu tiên thảo luận tại nhiều diễn đàn đa phương.

Trong khi đó, tình hình an ninh - chính trị ở nhiều khu vực diễn biến phức tạp. Đặc biệt, Myanmar lâm vào tình trạng chính trị- an ninh bất ổn nghiêm trọng sau sự kiện quân đội ngày 1/2 bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo Nhà nước, gây nên làn sóng biểu tình rộng khắp và dẫn đến thương vong của dân thường khi quân đội sử dụng vũ lực trấn áp, trở thành vấn đề nóng tại các diễn đàn LHQ.

Trong khi đó, cuộc xung đột vũ trang tại vùng Tigray (ở phía bắc Ethiopia, giáp ranh với Eritrea và Sudan) bắt đầu từ tháng 11/2020 đến nay đã khiến khoảng 2,2 triệu người phải sơ tán và 4,5 triệu người rơi vào tình trạng cần viện trợ khẩn cấp. Tình hình Haiti vốn đảo chính liên tục đã trở nên căng thẳng hơn khi ngày 7/2, những người phản đối lên kế hoạch ám sát Tổng thống và lật đổ Chính phủ. Còn ở Syria, ngày 27/2, Mỹ tiến hành không kích vào các lực lượng được cho là do Iran hậu thuẫn tại Syria với lý do các lực lượng này đã tấn công tên lửa vào căn cứ của Mỹ tại Iraq…

Thống nhất nhiều nội dung quan trọng

Trong bối cảnh đó, HĐBA tiến hành tổng cộng 28 cuộc họp cấp Đại sứ với 13 phiên họp công khai, 10 phiên họp kín, 5 phiên họp thông báo kết quả bỏ phiếu các Nghị quyết và Tuyên bố Chủ tịch; 01 cuộc họp không chính thức về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk về Ukraine; và thảo luận nhiều vấn đề chủ đề.

HĐBA đã thông qua 09 văn kiện bao gồm 04 Nghị quyết về: Gia hạn các biện pháp trừng phạt với Sudan; Gia hạn kỹ thuật đối với Phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) tại Somalia (AMISOM); Gia hạn cơ chế trừng phạt Yemen; Kêu gọi tiếp cận công bằng vaccine Covid-19 trong bối cảnh xung đột và bất ổn; 02 Tuyên bố Chủ tịch về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel và tình hình tại Libya; 03 Tuyên bố báo chí về tình hình chính biến ở Myanmar và về các vụ tấn công Phái bộ LHQ tại Mali và CHDC Congo.

HĐBA đã tổ chức nhiều phiên thảo luận thu hút đông đảo các lãnh đạo cấp cao các nước thành viên tham gia. Tại phiên thảo luận mở cấp cao với chủ đề “Giải quyết các nguy cơ liên quan đến khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế”, đa số các nước khẳng định BĐKH là thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế; kêu gọi lồng ghép các nội dung về BĐKH vào các văn kiện và cơ chế của HĐBA.

Tại phiên thảo luận về: “Tình hình thực hiện Nghị quyết 2532 với trọng tâm là việc bảo đảm tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng trong bối cảnh xung đột và bất ổn”, các nước nhấn mạnh việc phổ cập vaccine an toàn và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong hạn chế sự lây lan của đại dịch và những tổn thất về kinh tế-xã hội; ủng hộ hoạt động của cơ chế COVAX; cho rằng HĐBA cần phát huy vai trò để đối phó với đại dịch, nhất là thúc đẩy thực hiện đầy đủ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ và Nghị quyết 2532, bảo đảm tiếp cận nhân đạo không bị cản trở.

Tại cuộc họp về chủ đề “Thúc đẩy hệ thống an ninh tập thể theo Hiến chương LHQ; vấn đề sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế, chủ thể phi quốc gia và quyền tự vệ chính đáng”, các nước khẳng định nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực được quy định tại Hiến chương LHQ trừ các trường hợp ngoại lệ bao gồm trường hợp được HĐBA cho phép, hoặc thực hiện quyền tự vệ.

Những đóng góp thiết thực của Việt Nam

Trong tháng qua, Việt Nam tiếp tục tham gia HĐBA trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng, thể hiện rõ lập trường tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, ủng hộ tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột khu vực và quốc tế thông qua đàm phán, thương lượng hòa bình, đồng thời đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực. Ta cũng tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác tích cực với các nước thành viên HĐBA, đặc biệt với Anh, nước Chủ tịch HĐBA tháng 2.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ta tham gia một sự kiện trong khuôn khổ HĐBA LHQ. Tại phiên thảo luận mở về An ninh khí hậu ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kêu gọi cần có cách tiếp cận toàn diện, cân bằng khi xử lý mối liên hệ giữa các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên toàn cầu, nhất là loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như nghèo đói, bất bình đẳng, hành động chính trị cường quyền và can thiệp, áp đặt đơn phương; tuân thủ nghiêm túc Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; tăng cường nguồn lực để hỗ trợ các nước chịu tác động nặng nề của BĐKH; bảo đảm tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ và trách nhiệm chủ đạo của quốc gia; đặt lợi ích chung của cộng đồng và mọi người dân ở vị trí trung tâm trong các chiến lược, kế hoạch ứng phó với BĐKH...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở về chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Tình hình thực hiện Nghị quyết 2532 và việc bảo đảm sự tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng trong bối cảnh xung đột và mất an ninh” ngày 17/2. Trong phát biểu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần hợp tác triển khai một chiến lược ứng phó đại dịch và tiêm chủng hiệu quả; khẳng định cần coi vaccine là tài sản chung của cộng đồng quốc tế và phải bảo đảm tiếp cận vaccine với giá cả phù hợp cho tất cả các nước; kêu gọi các nước tăng cường đóng góp cho Cơ chế COVAX...

Về một số vấn đề quốc tế và khu vực phức tạp, tại tham vấn về chính biến ở Myanmar, ta bày tỏ quan ngại trước các diễn biến phức tạp gần đây; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, tiến hành đối thoại tìm giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và nguyện vọng của người dân Myanmar, tạo điều kiện cho tiến trình dân chủ diễn ra thuận lợi, bảo đảm an toàn cho người dân; mong Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và tiếp tục đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi đối với Myanmar trong quá trình này trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia; cập nhật các nỗ lực hỗ trợ của ASEAN đối với Myanmar thời gian qua.

Về vấn đề Israel - Palestine, ta tiếp tục khẳng định ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hai Nhà nước phù hợp với luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của LHQ. Về Yemen, ta kêu gọi các bên liên quan thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn của Tổng Thư ký LHQ, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế. Về Libya, ta kêu gọi sớm thành lập Chính phủ lâm thời để hướng tới hòa bình, ổn định, lâu dài. Về tình hình bất ổn, xung đột tại Haiti, Sahel, Sudan, Somalia và CH Trung Phi... ta tiếp tục kêu gọi đàm phán, đối thoại, giải quyết khác biệt bằng các biện pháp hòa bình và nhấn mạnh vai trò hỗ trợ quan trọng của LHQ, các tổ chức khu vực và cộng đồng quốc tế.

Trong quá trình thương lượng Nghị quyết về kêu gọi tiếp cận công bằng vaccine Covid-19, ta tham gia đóng góp nhiều nội dung thiết thực được các nước ghi nhận tích cực như nhấn mạnh tác động của đại dịch làm gia tăng bất bình đẳng, khẳng định vaccine Covid-19 là tài sản chung của toàn cầu và cần được phân phối bình đẳng, với giá thành phù hợp, kêu gọi bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc vận chuyển vaccine và nhấn mạnh đoàn kết quốc tế.

Bên cạnh đó, ta tiếp tục hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban theo dõi thực hiện các Nghị quyết của HĐBA về Nam Sudan, tổ chức cuộc họp của Ủy ban với sự tham dự của Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về vấn đề bạo lực tình dục.

TIN LIÊN QUAN
Các nước Hội đồng Bảo an lên án hoạt động bạo lực nhằm vào người di cư, phụ nữ và trẻ em tại Yemen
Cộng đồng quốc tế cần các nỗ lực ngoại giao mang tính xây dựng để chấm dứt 'tình trạng tuyệt vọng' tại Syria
Libya: Liên hợp quốc hối binh sĩ nước ngoài và lính đánh thuê rút quân
Hội đồng Bảo an thông qua các văn kiện về Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia và Libya
Hội đồng Bảo an thảo luận về bảo vệ thường dân trước nạn đói do xung đột

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu MU thua 0-4 Crystal Palace

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu MU thua 0-4 Crystal Palace

Ra sân với đội hình chắp vá vì bão chấn thương, MU nhận thất bại nặng nề 0-4 trước Crystal Palace tại vòng 36 Ngoại hạng Anh 2023/24.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc mới cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động