Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ thay mặt Việt Nam và Indonesia, hai nước thành viên của ASEAN tại HĐBA phát biểu tại cuộc họp. |
Báo cáo trước HĐBA, ông Mahamat Saleh Annadif, Đặc phái viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Mali, Trưởng Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA) cho rằng tình hình Mali đến nay cơ bản đã ổn định sau vụ đảo chính hôm 18/8 vừa qua. Tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp đã tuyên thệ nhậm chức và bổ nhiệm Thủ tướng dân sự.
Chính phủ chuyển tiếp đã được thành lập với 25 thành viên, đề ra các ưu tiên gồm 4 điểm là củng cố quân đội; chống lại các hành vi vi phạm, tập trung chống tham nhũng; tổ chức các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và cam kết trả lại tính hợp pháp của Hiến pháp; thực hiện Thoả thuận hoà bình và hoà hợp dân tộc năm 2015.
Đặc phái viên Annadif đánh giá cao vai trò hoà giải của Cộng đồng kinh tế khu vực Tây Phi (ECOWAS); cho rằng thời điểm này là cơ hội để người dân Mali và các bên liên quan cùng nhau hợp tác, xây dựng hoà bình, an ninh và phát triển bền vững cho Mali. Phái bộ MINUSMA luôn sẵn sàng giúp đỡ Mali và người dân thực hiện các mục tiêu nêu trên.
Các nước thành viên HĐBA chia sẻ với báo cáo của Đặc phái viên Annadif; nhấn mạnh Chính phủ chuyển tiếp cần sớm tổ chức bầu cử công bằng, tự do và minh bạch để thành lập chính phủ dân sự và tiếp tục triển khai Hiệp định Hoà bình năm 2015.
Các nước đánh giá cao nỗ lực của ECOWAS, Liên minh châu Phi (AU) trong bình ổn tình hình ở Mali, đặc biệt là vai trò trung gian hòa giải của ECOWAS; thúc giục các bên liên quan tập trung chống khủng bố, bạo lực cực đoan và xung đột giữa các cộng đồng dân cư; củng cố sự hiện diện của Nhà nước tại miền bắc và miền trung Mali.
Một số nước nhấn mạnh việc bảo đảm các hoạt động nhân đạo suôn sẻ, hỗ trợ Mali chống dịch Covid-19 và tập trung phát triển bền vững.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ thay mặt Việt Nam và Indonesia, hai nước thành viên của ASEAN tại HĐBA, tái khẳng định ủng hộ đoàn kết, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mali; cho biết hai nước theo dõi sát tình hình Mali và ghi nhận việc bổ nhiệm Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp.
Trước tình hình an ninh xấu đi do khủng bố và bạo lực cực đoan gia tăng, Đại sứ kêu gọi các bên tăng cường niềm tin và hợp tác để thúc đẩy hoà hợp dân tộc, thực hiện nhanh chóng việc chuyển tiếp sáng chế độ dân sự; tiếp tục thực hiện Thoả thuận hoà bình 2015.
Đại sứ kêu gọi cách tiếp cận toàn diện để giải quyết các thách thức về an ninh, nhân đạo; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại Mali và nhấn mạnh các ủng hộ nỗ lực của LHQ, AU, ECOWAS và cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp và ổn định tại Mali.
| Hội đồng Bảo an họp về tình hình an ninh ở miền Đông CHDC Congo TGVN. Chiều ngày 6/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến về tình hình tại CHDC Congo. |
| Tham vấn chung thường niên Hội đồng Bảo an-AUSC: Việt Nam ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở châu Phi TGVN. Sáng 30/9, cuộc Tham vấn chung thường niên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và Hội đồng Hòa bình và ... |
| Việt Nam đánh giá cao hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi TGVN. Ngày 29/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi ... |