Việt Nam - Venezuela: “Sự hợp tác là không giới hạn”

Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Jorge Rondón Uzcátegui từng nhận xét như vậy về quan hệ hợp tác Việt Nam – Venezuela. Theo Đại sứ, Việt Nam và Venezuela tuy thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách đây không lâu (tháng 12/1989) và mới mở Đại sứ quán tại hai nước từ 2-3 năm trước, tuy có sự cách xa nhau về mặt địa lý (nửa vòng trái đất) song lại “rất gần về tấm lòng”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Venezuela. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Venezuela đã bắt trung tá tình báo Mỹ Michael Smolen để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.

 

Hiện nay, mặc dù truyền thống làm ăn, hợp tác giữa Việt Nam - Venezuela khá tốt đẹp nhưng quy mô các mối quan hệ thương mại hai nước còn rất hạn chế. Cả hai nền kinh tế với tổng thu nhập hàng trăm tỷ USD, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều chỉ ở con số vài chục triệu USD.

 

Nhận lời mời của Tổng thống CH Boliva Venezuela Hugo Chavez Frias, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân sẽ thăm chính thức Venezuela từ ngày 19-20/11. Chuyến thăm một lần nữa khẳng định tình cảm tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc, đồng thời còn là một dịp tuyệt vời để tất cả mong muốn hợp tác giữa hai nước được cụ thể hóa. Hai bên sẽ có những bước đi quyết định nhằm thiết lập các mối quan hệ dựa trên lợi ích chung trong những lĩnh vực có thể hợp tác như thương mại, nông nghiệp, công nghệ, năng lượng...

 Nằm ở lục địa Nam Mỹ, Venezuela có diện tích tự nhiên hơn 900.000 km2, dân số trên 25 triệu người, là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất tại Mỹ Latinh và nằm trong số 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với công suất 2,6 triệu barrel mỗi ngày, theo số liệu trong năm 2007 của Tạp chí BP Statistical Review of World Energy. Dầu lửa là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nền kinh tế của “xứ sở của hoa hậu” này, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 1/2 thu ngân sách Chính phủ và 1/3 GDP.

 

Việt Nam cũng là một nhà cung cấp dầu lửa thứ ba tại Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ xuất khẩu dầu thô do thiếu khả năng lọc dầu trong nước. Với Venezuela, Việt Nam ở vị trí mang tính chiến lược cho việc xuất khẩu dầu tới các quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần nguồn nguyên liệu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng như chính sách đa dạng hóa hơn nữa nguồn xuất khẩu của nước này tới châu Á.

 

Việt Nam, nước đang phải bán dầu thô để rồi phải nhập lại sản phẩm tinh chế từ nguyên liệu của chính mình, khó có thể bỏ qua cơ hội cùng trao đổi kinh nghiệm trong ngành công nghiệp hóa dầu với Venezuela - quốc gia từng tuyên bố muốn thay đổi chính sách giá dầu cho thế giới trở nên công bằng và ổn định hơn.  

 

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Venezuela là một trong những cơ hội lớn để Việt Nam có thể nhanh chóng xây dựng và nâng cấp hệ thống khai thác cũng như sản xuất dầu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu. Điều đặc biệt nữa là Việt Nam cũng có thể trao đổi về kinh nghiệm đàm phán quốc tế của Venezuala trong lĩnh vực này. Các chương trình như Petrocaribe và Petrosur đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khu vực Nam Mỹ mà Việt Nam có thể tham khảo để đề xuất những thỏa thuận tương tự trong tương lai.

 

Trên thực tế, trong chuyến thăm nước ta lần đầu tiên của Tổng thống Hugo Chavez vào tháng 8/2006, hai nước đã xác định dầu khí là lĩnh vực tiên phong trong hợp tác giữa Việt Nam và Venezuela. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nhân chuyến thăm này.

 

Tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và đối tác Venezuela đã tiến hành đàm phán 5 dự án hợp tác về dầu khí, có tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD, nhằm tiến tới ký kết hợp đồng và điều lệ liên doanh trong tháng 11 tới. Năm dự án này bao gồm dự án khai thác dầu thô từ lô Junin 2 ở Venezuela, liên doanh nhà máy lọc dầu tại Việt Nam, liên doanh vận tải để chở dầu, hợp đồng cung cấp dầu thô của Venezuela cho liên doanh lọc dầu tại Việt Nam và dự án PetroVietnam mua dầu thương phẩm của Công ty Dầu khí Venezuela (PDVSA).

 

Việc sớm ký kết các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, hợp tác trong vận tải hàng hải, hợp tác liên ngân hàng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các dự án hợp tác về dầu khí. Ngoài ra, việc nghiên cứu, tiến hành đàm phán và ký Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam kịp thời tham gia thị trường Nam Mỹ. Nhìn vào tương lai, triển vọng hợp tác giữa hai nước rất sáng sủa nhờ những tiềm năng lớn từ cả hai phía và sự đồng thuận cao của lãnh đạo hai nước.


Vi Cầm

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động