Việt Nam - xuyên suốt tinh thần ‘hành động’ vì sự phát triển bền vững

Hà Phương
Thời gian tiến tới các SDG không còn nhiều và trước những bộn bề ngổn ngang thách thức, Việt Nam sẽ về đích với những bước đi vững chắc, tinh thần “hành động” và ý chí không lùi bước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam - xuyên suốt tinh thần ‘hành động’ vì sự phát triển bền vững
Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “17 Gương mặt Hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững” ngày 20/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những cam kết mà Việt Nam trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh SDG là minh chứng cho sự phát triển về con người cũng như quyết tâm mạnh mẽ đối với Chương trình nghị sự 2030 với 17 SDG - giữ vững lời hứa không để ai bị bỏ lại phía sau.

Phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), diễn ra bên lề Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 78 tại New York (Mỹ) ngày 19/9, Tổng thư ký LHQ Guterres chỉ rõ nguy cơ mà thế giới đang đối mặt là “bỏ các mục tiêu SDG lại phía sau” chứ không chỉ để lại ai ở phía sau với chỉ 15% các mục tiêu đang được thực hiện đúng lộ trình trong khi còn nhiều mục tiêu khác bị đảo ngược.

Làm sao đây để giữ trọn lời hứa với hàng tỷ người dân trên thế giới đã đặt hy vọng, ước mơ và tương lai của họ trong tay của những người lãnh đạo, Tổng thư ký LHQ Guterres trả lời dứt khoát: “Cùng nhau hành động ngay bây giờ”!

Việt Nam, một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc luôn đặt người dân ở vị trí trung tâm, khát vọng chung tay mang bình yên, hạnh phúc đến với nhân loại. Đất nước hình chữ S đã và đang luôn trong trạng thái “hành động” từ chính sách đến thực tiễn, góp phần “giải cứu” các mục tiêu phát triển bền vững, vững vàng là một hình mẫu tốt cho nhiều nước đang phát triển - như Tổng thư ký LHQ Guterres từng nhiều lần khẳng định.

Tự lực, tực cường và hợp tác

Ủng hộ Kế hoạch thúc đẩy các SDG, Việt Nam sẽ đóng góp mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa vào các ưu tiên của LHQ, trong đó có việc đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình; phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu… Đây là những thông điệp rõ ràng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu bật khi phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 78 vừa qua tại New York, Mỹ.

Điều đó cho thấy quyết tâm, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam dù trong hoàn cảnh “vạn biến” của tình hình thế giới, có thể thổi bay mọi nỗ lực vì quyền con người trong hàng chục năm qua. Các SDG không đơn thuần là một bản danh sách mà chứa đựng nhiều hy vọng, hoài bão, quyền lợi và kỳ vọng của nhiều người dân trên thế giới, cung cấp lộ trình bảo đảm nhất để họ có thể làm đúng những nghĩa vụ được nêu trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948.

Trong chuyến công tác tại Việt Nam ngày 19-20/10, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva đặc biệt tỏ ấn tượng với việc Việt Nam tạo điều kiện cho phụ nữ tham chính, trao quyền cho phụ nữ trong kinh tế, thúc đẩy vai trò phụ nữ trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong hệ thống LHQ triển khai nhiều hoạt động hợp tác như thực hiện các SDG, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, bảo đảm công bằng xã hội, tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình…

Như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi tiếp Điều phối viên thường trú LHQ và Trưởng đại diện 13 tổ chức của LHQ tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 78 năm LHQ ngày 24/10: “Việt Nam nỗ lực thực hiện SDG trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường cùng sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó có LHQ… Việt Nam luôn trân trọng, lắng nghe và đề nghị các tổ chức LHQ tại Việt Nam tiếp tục tư vấn chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia”.

Kể từ Rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các SDG của Việt Nam đầu tiên vào năm 2018, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn do tác động kéo dài của dịch Covid-19; giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thị trường tài chính biến động mạnh trên toàn cầu…

Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ thực hiện các SDG với nền tảng là Kế hoạch hành động quốc gia. Tất cả 17 SDG đã được lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính sách ngành, lĩnh vực ở cả cấp quốc gia và địa phương. Toàn bộ hệ thống chính trị và cả xã hội đã nỗ lực để thực hiện SDG với phương châm cốt lõi “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Việt Nam đạt được tiến bộ vượt bậc trong thực hiện SDG 1, SDG 6, SDG 9, SDG 10, SDG 16 và SDG 17 và đạt được tiến bộ nhất định đối với các mục tiêu còn lại. Để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 trong nửa chặng đường còn lại, Việt Nam tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cải cách hệ thống an sinh xã hội; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan và đồng hành với tất cả các đối tác để hoàn thành các SDG cho tất cả mọi người vào 2030…

Các nỗ lực của Việt Nam đều được phía LHQ và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2022 và trong tiếp xúc cấp cao với Lãnh đạo Việt Nam, Tổng thư ký LHQ đánh giá cao sự hợp tác và ủng hộ tuyệt vời của Việt Nam dành cho LHQ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ưu tiên, đặc biệt phát triển bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực…

Hay trong buổi gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis khẳng định, quan điểm của Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương, đây là minh chứng cho cam kết chung với hòa bình, phát triển, lấy con người làm trung tâm, hạnh phúc, thịnh vượng, hợp tác – những trụ cột của chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của LHQ.

Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Bình đẳng giới - Chìa khóa cho phát triển

Tham gia các sáng kiến thúc đẩy thực hiện các SDG cũng là một trong những nỗ lực của Việt Nam vẫn trên tinh thần xuyên suốt “hành động”.

Vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia sáng kiến “17 Gương mặt hành động” do bà Tatiana Valovaya, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva và Hội Trao quyền phụ nữ Thụy Sỹ (ASWE) khởi xướng. Việc Việt Nam tham gia sáng kiến này là một trong những hướng triển khai hiệu quả những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 về tăng cường hợp tác và đối thoại trong cộng đồng quốc tế để thúc đẩy về bình đẳng giới cũng như thực hiện các SDG.

“17 Gương mặt hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững” là 17 phụ nữ Việt có những đóng góp tiêu biểu trong tương ứng 17 SDG. 17 câu chuyện khác nhau nhưng ghép lại trở thành một bức tranh toàn diện đại diện cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam đang hàng ngày nỗ lực xây dựng gia đình, cộng đồng ấm no, hạnh phúc, cũng như đóng góp cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững.

Việt Nam - xuyên suốt tinh thần ‘hành động’ vì sự phát triển bền vững
Các đại biểu tham dự khai mạc Triển lãm ảnh “17 Gương mặt hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững” ngày 20/10 tại Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

17 “bóng hồng” tỏa sáng trong mỗi lĩnh vực phát triển riêng truyền tải rõ thông điệp về các ưu tiên của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững. Sự tham gia của phụ nữ là chìa khóa để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Đầu tư cho bình đẳng giới cũng là một trong những hành động mạnh mẽ nhất để thúc đẩy phát triển bền vững.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và đang nỗ lực thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé, nhìn lại từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ bằng thành quả hơn 35 năm đổi mới, trở thành chủ thể đóng góp ngày một hiệu quả, thực chất vào tất cả các lĩnh vực hoạt động trụ cột của LHQ và trong tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thời gian tiến tới các SDG không còn nhiều và trước những bộn bề ngổn ngang thách thức, Việt Nam sẽ luôn tiến về đích bằng những bước đi vững chắc, tinh thần “hành động” và ý chí không lùi bước.

Thủ tướng tiếp Điều phối viên thường trú và Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp Điều phối viên thường trú và Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn trân trọng, lắng nghe và đề nghị các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam tiếp tục ...

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai giới thiệu chiến lược của ngành hàng thể thao Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai giới thiệu chiến lược của ngành hàng thể thao Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững theo ...

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực kinh tế-tài chính và phát triển bền vững

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực kinh tế-tài chính và phát triển bền vững

Đại diện Việt Nam đánh giá, các vấn đề toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện SDG, khi chỉ có 15% ...

Khởi động dự án sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững

Khởi động dự án sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững

Dự án sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững là hợp tác giữa các tổ chức xã hội tại Việt Nam và ...

Đồng hành cùng BRF vì sự phát triển và thịnh vượng chung

Đồng hành cùng BRF vì sự phát triển và thịnh vượng chung

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ lên đường đến Bắc Kinh, tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động