Vụ Djokovic bị trục xuất khỏi Australia: Gia đình lên tiếng chê bai, Nadal 'đổ thêm dầu vào lửa'

Minh Nhi
Gia đình của Novak Djokovic thể hiện sự phẫn nộ với việc tay vợt người Serbia được cho là bị "giam lỏng" tại một khách sạn ở Australia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bà Dijana - mẹ tay vợt Novak Djokovic cho rằng, con trai bị đối xử như 'tù nhân' tại một khách sạn dành cho người tị nạn, không đảm bảo vệ sinh ở Australia.

Djokovic chín lần vô địch Australia Mở rộng, gồm ba năm gần nhất. (Nguồn: AP)
Djokovic đã 9 lần vô địch giải Australia mở rộng, gồm 3 năm gần nhất. (Nguồn: AP)

Hiện tại, Djokovic cách ly tại Park Hotel, Melbourne. Khách sạn này thường dành cho những người tị nạn, nhập cư bất hợp pháp.

Mẹ tay vợt số một thế giới nói: "Nó chỉ là một khách sạn nhỏ, dành cho những người tị nạn. Điều kiện ở đó rất kinh khủng. Mọi thứ đều bẩn, đồ ăn rất tệ và có cả côn trùng".

Bà Dijana cho biết Djokovic bị khó ngủ. Tay vợt người Serbia và luật sư yêu cầu đổi khách sạn tốt hơn nhưng không được chấp nhận.

AFP dẫn lời ông Srdjan Djokovic, cha của Djokovic, cho biết các động thái trục xuất con trai ông khỏi Australia mang động cơ chính trị.

Trong khi đó, tay vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal, người được coi là "kỳ phùng địch thủ" của Djokovic lại nói rằng, việc tiêm vaccine phòng chống Covid-19 là điều cần thiết và Djokovic nên hiểu điều đó.

Nadal chia sẻ trên tờ The Guardian: "Tôi tin vào các chuyên gia y tế. Nếu họ nói chúng tôi cần tiêm phòng, điều này cần thiết. Đó là quan điểm của tôi. Tôi đã được tiêm phòng hai lần.

Những ai đã đáp ứng tiêu chí đó sẽ được chơi ở đây. Đó là điều rõ ràng duy nhất. Thế giới đã hứng chịu hậu quả nghiêm trọng khi các quy tắc không được tuân thủ".

Bên cạnh đó, tay vợt Tây Ban Nha cũng tỏ ra không mấy thông cảm cho trường hợp của Djokovic, dù cảm thấy tiếc nuối về hoàn cảnh hiện tại của tay vợt số một thế giới.

Liên quan sự việc, Bộ trưởng Nội vụ Australia Karen Andrews ngày 7/1 bác bỏ những cáo buộc về ngược đãi đối với Novak Djokovic, khi gia đình anh tố chính phủ giam cầm tay vợt người Serbia.

Báo The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Andrews: "Djokovic không hề bị giam giữ ở Australia. Anh ta có thể tùy ý rời khỏi đây bất kỳ lúc nào mong muốn. Lực lượng biên phòng sẽ hỗ trợ Djokovic rời đi".

Trước đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định cả nước Serbia sẽ đứng đằng sau Djokovic: "Chúng tôi đang làm mọi cách để việc ngược đãi tay vợt số một thế giới chấm dứt càng sớm càng tốt. Djokovic không phải tội phạm, khủng bố hay người nhập cư bất hợp pháp".

Djokovic đến Melbourne hôm 5/1 để chuẩn bị tham dự giải Australia mở rộng 2022. Tay vợt này bị lực lượng biên phòng Australia tạm giữ tại sân bay Melbourne trong 8 tiếng và từ chối cho nhập cảnh vì không cung cấp giấy tờ chứng minh đã tiêm vaccine Covid-19.

Trước đó, Djokovic đã được cấp visa và chứng nhận miễn trừ y tế (do đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh) để tham dự Australia mở rộng. Tuy nhiên, nhà chức trách Australia không chấp nhận đặc cách cho tay vợt người Serbia.

Djokovic dự kiến hầu tòa vào ngày 10/1.

ATP Finals 2021: Giải đấu của những duyên nợ

ATP Finals 2021: Giải đấu của những duyên nợ

ATP Finals 2021 – giải đấu cuối cùng trong năm của quần vợt nam thế giới, đã chính thức khởi tranh tại Turin, Italy và ...

Australia Open 2022: Quy định tiêm vaccine Covid-19, Novak Djokovic nói 'không chắc bảo vệ được ngôi vương'

Australia Open 2022: Quy định tiêm vaccine Covid-19, Novak Djokovic nói 'không chắc bảo vệ được ngôi vương'

Ngày 20/10, Bộ trưởng Nhập cư Australia Alex Hawke tuyên bố, tất cả các tay vợt muốn có thị thực để tới thi đấu tại ...

(theo Ngoisao.net)

Xem nhiều

Đọc thêm

TikTok shop cập nhật phí hoa hồng nền tảng và góc nhìn từ thương hiệu thời trang bầu L'AMME

TikTok shop cập nhật phí hoa hồng nền tảng và góc nhìn từ thương hiệu thời trang bầu L'AMME

Một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp thời trang, đặc biệt là các thương hiệu thời trang bầu như L'AMME, quan tâm là mức phí sàn của TikTok đối ...
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc ...
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 9 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết còn ý kiến khác ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động