Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong 10 năm nữa. (Nguồn: The Economic Times) |
Tờ báo The Economic Times của Ấn Độ đưa tin, ông Patra đưa ra nhận định trên trong bài phát biểu trước các quan chức của Cơ quan Hành chính Ấn Độ tại Học viện Hành chính quốc gia Lal Bahadur Shastri ở Mussoorie, bang Uttarakhand.
Tin liên quan |
Thủ tướng Modi cam kết mở rộng quy mô kinh tế, đưa Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu |
Quan chức RBI lập luận: “Với những sức mạnh vốn có và quyết tâm đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình, có thể tưởng tượng Ấn Độ sẽ bước vào thập kỷ tiếp theo để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không phải vào năm 2048 mà là vào năm 2031 và nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2060”.
Tuy nhiên, theo ông Patra, Ấn Độ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức khác nhau liên quan năng suất lao động, cơ sở hạ tầng, đóng góp của ngành sản xuất trong cơ cấu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xanh hóa nền kinh tế để phát triển bền vững.
Giới nghiên cứu ước tính, nếu Ấn Độ có thể tăng trưởng với tốc độ 9,6%/năm trong 10 năm tới, đất nước tỷ dân sẽ thoát khỏi xiềng xích của bẫy thu nhập trung bình thấp và trở thành nền kinh tế phát triển.
Ông giải thích: “Những thành tựu này cần được phản ánh qua thu nhập bình quân đầu người với 2 cột mốc: mức thu nhập bình quân đầu người từ 4.516-14.005 USD để đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình và vượt xa mức đó để đạt được vị thế của một quốc gia phát triển ngày nay. Tuy nhiên, đến năm 2047, ngưỡng của các nước phát triển sẽ tăng lên 34.000 USD”.
Theo Phó Thống đốc Patra, tỷ giá hối đoái hiện tại được xác định trên thị trường có thể biến động mạnh. Do đó, việc áp dụng chúng làm mẫu số cho GDP tính bằng tiền tệ quốc gia có thể không phù hợp để so sánh giữa các nước khác nhau.
Một biện pháp thay thế là ngang giá sức mua (PPP). Đó là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ trung bình ở mỗi quốc gia.
Ông chỉ rõ: “Với PPP, sự so sánh thay đổi đáng kể. Về mặt PPP, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Cột mốc 5.000 tỷ USD cho năm 2027 tương đương 16.000 tỷ USD tính theo PPP”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo về mặt PPP, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ vào năm 2048 để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
| Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga Tờ The Economic Times trích nguồn tin của chính phủ cho biết, dữ liệu sơ bộ từ các cơ quan theo dõi thương mại Kpler ... |
| Sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu tạo cơ hội tăng trưởng mới cho Ấn Độ Ngày 29/5, trang ndtvprofit.com đã đăng bài đánh giá của tập đoàn Nomura (Nhật Bản) cho rằng, các nước châu Á, đặc biệt là Ấn ... |
| Kim ngạch thương mại tăng ấn tượng, Ấn Độ lần đầu bán mặt hàng này cho Nga Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ấn Độ trong giai đoạn tháng 1-4/2024 đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt ... |
| Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo - tin tốt cho Tây Phi và Trung Đông Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu một số loại gạo để tránh tình trạng dư thừa trong nước ... |
| Nga và Ấn Độ hướng tới kim ngạch thương mại hơn 100 tỷ USD; bàn vấn đề liên quan dầu mỏ Ngày 9/7, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này và Ấn Độ đang thảo luận về khả ... |