Nhỏ Bình thường Lớn

Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Thuỵ Điển bất ngờ 'quay xe' không quan tâm chia sẻ kết quả điều tra

Theo thông tin từ giới chức an ninh, Thụy Điển được cho là đã biện minh cho việc từ chối khi nói rằng yêu cầu bảo mật đối với kết quả điều tra là quá cao để có thể chia sẻ với các nước khác. Thụy Điển trước đó đã tới kiểm tra hiện trường và cũng đã thu thập bằng chứng dưới đáy biển.
Sự cố rò rỉ khí tại đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được nhìn thấy từ một chiếc F-16 của Đan Mạch. (Nguồn: AFP)
Sự cố rò rỉ khí tại đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc được nhìn thấy từ một chiếc F-16 của Đan Mạch. (Nguồn: AFP)

Theo báo Spiegel của Đức ngày 14/10, ngay sau khi phát hiện có rò rỉ ở các đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) dưới Biển Baltic, nhà chức trách Đức đã quyết định vào cuộc để truy tìm thủ phạm gây ra các sự cố này.

Tuy nhiên, Thụy Điển dường như không mấy quan tâm đến việc chia sẻ những phát hiện riêng về các sự cố liên quan.

Báo trên cho biết, không giống như kế hoạch ban đầu của Thụy Điển, Đan Mạch và Đức về việc thành lập Nhóm Điều tra chung (JIT) quốc tế để làm rõ sự cố rò rỉ tại các đường ống Dòng chảy phương Bắc, Stockholm đã bác bỏ việc thành lập một nhóm điều tra như vậy.

Theo thông tin từ giới chức an ninh, Thụy Điển được cho là đã biện minh cho việc từ chối khi nói rằng yêu cầu bảo mật đối với kết quả điều tra là quá cao để có thể chia sẻ với các nước khác. Thụy Điển trước đó đã tới kiểm tra hiện trường và cũng đã thu thập bằng chứng dưới đáy biển.

Tuy nhiên, phía Thuỵ Điển không cung cấp thông tin liên quan. Cơ quan an ninh Thuỵ Điển chuyển đề nghị sang Bộ Tư pháp, trong khi Bộ Tư pháp lại chuyển sang cơ quan an ninh. Theo Berlin, điều này là sự từ chối hợp tác của phía Thuỵ Điển.

Vì tính chất nguy hiểm của vụ việc, Cơ quan Công tố liên bang Đức đã tiến hành các thủ tục điều tra, coi đây là vụ tấn công nghiêm trọng nhằm vào nguồn cung năng lượng, có thể tác động tới an ninh bên ngoài và nội địa của Đức.

Ngay sau khi phát hiện sự cố nêu trên vào cuối tháng 9, Chính phủ liên bang Đức đã kêu gọi các nhà điều tra tham gia điều tra làm rõ nguyên nhân vụ rò rỉ. Cảnh sát và quân đội liên bang Đức đã triển khai 2 tàu quân sự đến một trong những khu vực bị hư hại vào tuần trước.

Ngoài ra, một thiết bị không người lái dưới nước mang tên "Sea Cat" cũng đã được đưa tới khu vực. Trước tiên, các nhà điều tra Đức sẽ đánh giá những hình ảnh do thiết bị "Sea Cat" cung cấp, trong đó có thể nhìn thấy một hố rộng - ám chỉ cho thấy đã xảy ra một vụ nổ lớn ở đây.

Ngoài ra, một đoạn đường ống dài bị hư hại hoàn toàn. Tuy nhiên, cho tới nay, người ta cũng mới chỉ suy đoán đây là hành động phá hoại.

Điều duy nhất rõ ràng là vào ngày 26/9 đã xảy ra một số vụ nổ lớn dưới nước gần hai đường ống Dòng chảy phương Bắc, với địa chấn ghi được tương đương với 500 kg thuốc nổ TNT.

Do mức độ phức tạp của vụ tấn công, dư luận nhanh chóng cho rằng, chỉ có tác nhân quy mô nhà nước mới có thể là thủ phạm, trong khi cũng có đồn đoán rằng chính Nga đã phá hủy đường ống này để làm tăng giá khí đốt. Tuy nhiên, Moscow đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc, đồng thời mô tả vụ tấn công là hành động khủng bố chống lại Nga.

Giá vàng hôm nay 15/10: Giá vàng 'tuột dốc', thị trường thất vọng, chuyên gia mách chiêu mua vàng có lãi

Giá vàng hôm nay 15/10: Giá vàng 'tuột dốc', thị trường thất vọng, chuyên gia mách chiêu mua vàng có lãi

Giá vàng hôm nay 15/10 ghi nhận thị trường kim loại quý đang thất vọng sau số liệu CPI của nền kinh tế lớn nhất ...

Giá cà phê hôm nay 15/10: Sàn giao dịch ngập tràn màu đỏ, tồn kho tiếp tục giảm, cái khó của ngành cà phê Việt?

Giá cà phê hôm nay 15/10: Sàn giao dịch ngập tràn màu đỏ, tồn kho tiếp tục giảm, cái khó của ngành cà phê Việt?

Việt Nam hiện là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Brazil) và là nhà sản xuất cà phê ...

Vụ rò rỉ đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc: Nga nói có quyền tiếp cận hiện trường, nghi ngờ 'có gì đó che giấu'

Vụ rò rỉ đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc: Nga nói có quyền tiếp cận hiện trường, nghi ngờ 'có gì đó che giấu'

Ngày 14/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Moscow muốn các tàu của Nga được phép tiến hành điều tra về sự cố ...

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Gazprom tiết lộ về tàu phá mìn của NATO, Đức 'vào cuộc', Thụy Điển quyết giữ kín kết quả

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Gazprom tiết lộ về tàu phá mìn của NATO, Đức 'vào cuộc', Thụy Điển quyết giữ kín kết quả

Ngày 10/10, người phát ngôn Tập đoàn Năng lượng Nga Gazprom Sergey Kupriyanov tiết lộ về một sự cố đã từng xảy ra trước đây ...

(theo Spiegel, TTXVN)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi