TIN LIÊN QUAN | |
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam lấy làm tiếc vì phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức | |
Toàn cảnh vụ Trịnh Xuân Thanh |
Trước tuyên bố mới nhất của Đức về việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các cơ quan chức năng hiện vẫn đang tiến hành điều tra. Về quan hệ Việt Nam – Đức, tôi xin khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như hoà bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam vừa nhận được một lô tên lửa Brahmos từ Ấn Độ, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Quan hệ chiến lược đối tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đã và đang phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục. Hợp tác an ninh quốc phòng của hai nước đang đóng góp tích cực cho hoà bình, hợp tác và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Cũng cần nhấn mạnh rằng chúng tôi mong muốn duy trì chính sách quốc phòng hoà bình. Việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam phù hợp với chính sách quốc phòng hoà bình, tự vệ và là việc làm bình thường để bảo vệ đất nước”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền Phong về Báo cáo tình hình tự do tín ngưỡng quốc tế 2016 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố trong tuần qua, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: "Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và được bảo đảm tôn trọng trong pháp luật của Việt Nam, cũng như trong thực tế. Những điều này đã tạo nên đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và sinh động ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi những chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng được Quốc hội thông qua tháng 11/2016 vừa qua và dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2018".
"Chúng tôi ghi nhận trong Báo cáo về tình hình tự do tín ngưỡng quốc tế 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những điều chỉnh sát với thực tế ở Việt Nam. Đáng tiếc, trong báo cáo vẫn đưa ra những thông tin không khách quan, trích dẫn sai lệch", bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Về việc Philippines đang xem xét hợp tác dầu khí với Trung Quốc trên Biển Đông, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam đã nhiều lần nói rõ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo tinh thần đó, tôi yêu cầu các bên liên quan tôn trọng quyền, chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982, trên tinh thần của DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, đóng góp thiết thực cho mục tiêu chung của khu vực và duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển của Biển Đông”.
Việt Nam khẳng định quyền thăm dò dầu khí trên Biển Đông Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh trong buổi họp báo thường kỳ ngày 3/8. |
Phản đối việc Trung Quốc xây dựng rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm Ngày 01/8/2017, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây dựng và ... |
Việt Nam ủng hộ đối thoại và duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên Ngày 30/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc CHDCND Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn ... |