Vướng không ít thách thức, kinh tế thế giới năm 2022 sẽ khó đoán định

Nguyễn Thúy
Số ca mắc Covid-19 cao hơn, tỷ lệ lạm phát cao hơn, sự phục hồi kinh tế không chắc chắn và không đồng đều cũng như các thị trường tài chính biến động là dự đoán hợp lý về những gì có thể xảy ra trong năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngoại trừ khả năng diễn ra những điều bất ngờ không tránh khỏi, kinh tế thế giới sẽ có cả những điều tốt đẹp và những điều tồi tệ. Thế giới trong năm 2022 sẽ tiếp tục bị ám ảnh bởi Covid-19. Sự xuất hiện của biến thể Omicron nhắc nhở chúng ta rằng không có con đường nào suôn sẻ thoát ra khỏi đại dịch.

Với hàng trăm triệu người trên toàn thế giới vẫn chưa được tiếp cận vaccine, Omicron khó có thể là biến thể cuối cùng. Mặc dù những nghiên cứu ban đầu cho rằng loại biến thể này có thể ít gây tử vong hơn so với các biến thể trước đó, nhưng nó có khả năng lây lan mạnh hơn và đã dẫn đến nhiều ca mắc Covid-19 và nhập viện hơn ngay cả đối với những người đã được tiêm 3 mũi vaccine.

Tương lai khó đoán định của kinh tế thế giới trong năm 2022
Sau Omicron, một biến thể khác có thể xuất hiện và khiến cho việc mở cửa lai nền kinh tế tiếp tục là một quá trình ngắt quãng. (Nguồn: Getty)

Trong tương lai, sẽ xuất hiện biến thể có thể phần nào kháng lại vaccine, những thế giới vẫn buộc phải chấp nhận Covid-19 là căn bệnh đặc hữu như một thực tế cuộc sống.

Những phương pháp xét nghiệm sáng tạo, vaccine, thuốc điều trị vẫn tiếp tục được phát triển. Nhưng đồng thời, biến thể Omicron vẫn đang lan rộng và các hệ thống y tế một lần nữa lại bị quá tải, nhiều nước đã thắt chặt lại các hạn chế đối với đi lại và tụ tập nơi công cộng, thậm chí tới mức áp đặt lại các biện pháp phong tỏa.

Các biến thể khác có thể có ảnh hưởng tương tự. Điều này có nghĩa là việc mở cửa trở lại nền kinh tế tiếp tục là một quá trình ngắt quãng.

Tin liên quan
Năm 2022, ngành vận tải toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với Năm 2022, ngành vận tải toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với 'ác mộng'?

Các chuỗi cung ứng lại bị "kéo căng"

Những sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã bắt đầu giảm dần - được phản ánh trong việc giá vận tải container giảm trong tháng 12/2021 - giờ đây lại tiếp tục và có thể gia tăng, đặc biệt là nếu biến thể Omicron lan rộng ra khắp châu Á.

Chính sách Zero Covid của Trung Quốc, theo đó thậm chí chỉ một vài ca nhiễm cũng có thể dẫn tới kịch bản phong tỏa toàn bộ các thành phố và những hạn chế hà khắc đối với các đội vận chuyển tàu biển, là mối đe dọa đặc biệt đối với các chuỗi cung ứng, vì Trung Quốc đóng vai trò then chốt cho sự vận hành trơn tru của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các nhà phân tích đã bắt đầu hạ bớt dự báo của mình đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nền kinh tế lớn.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, họ sẽ cắt giảm các dự báo trong tháng 10/2021. Các nhà kinh tế thuộc lĩnh vực tư nhân, trong đó có các công ty Oxford Economics, Goldman Sachs và ING, đã cắt giảm dự báo đối với tăng trưởng của Mỹ sau khi gói tài chính “Xây dựng lại tốt đẹp hơn” trị giá 1.750 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden không được Quốc hội Mỹ thông qua.

Nhiều ngân hàng, trong đó có DBS, cũng đã cắt giảm dự báo của họ đối với tăng trưởng của Trung Quốc kể từ tháng 8/2021.

Cách thức Trung Quốc đối phó với sự suy giảm kinh tế và đặc biệt là cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản của nước này, sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Bóng ma lạm phát

Trong bối cảnh trầm lắng này, lạm phát đã bắt đầu xuất hiện lớn hơn trên “màn hình radar” của các ngân hàng trung ương.

Với mức lạm phát của Mỹ cao nhất trong 40 năm qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không còn miêu tả đó là hiện tượng tạm thời. Fed đang đẩy mạnh việc giảm dần các giao dịch mua tài sản, hiện sẽ kết thúc vào tháng 3/2022, thay vì tháng 6/2022. Xét cho cùng, Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất, sớm hơn hai tháng so với dự kiến ban đầu.

Tương lai khó đoán định của kinh tế thế giới trong năm 2022
Lạm phát đã bắt đầu xuất hiện lớn hơn trên “màn hình radar” của các ngân hàng trung ương. (Nguồn: Reuters)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu, trong khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất, và các ngân hàng trung ương của Chile, Brazil, Hungary, Mexico, Na Uy, Ba Lan và Hàn Quốc cũng có động thái tương tự.

Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát, 2022 sẽ là năm có lãi suất cao hơn và đang tăng lên.

Fed đã báo hiệu rằng sẽ có 3 đợt tăng lãi suất vào năm 2022. Nhưng cơ quan này sẽ phải đối mặt với những bất trắc khiến cho tiến trinh này trở nên khó khăn hơn. Một mặt, sự lây lan của biến thể Omicron có thể dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Sự suy giảm này có thể sẽ được củng cố thêm bởi sự đình trệ gần đây của gói kích thích tài chính “Xây dựng lại tốt đẹp hơn”. Và trong tương lai gần, Mỹ không còn gói cứu trợ kinh tế nào nữa.

Nếu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ suy giảm mạnh, Fed có thể bị lôi cuốn vào việc kéo dài thời gian tăng lãi suất. Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Omicron cũng có thể dẫn đến tỷ lệ lạm phát thậm chí còn cao hơn nếu những sự đứt gãy chuỗi cung ứng trở nên tồi tệ hơn và nhiều lao động rời khỏi thị trường lao động hơn. Tình trạng này có thể đẩy mức lương tăng.

Trong một kịch bản như vậy, việc tăng lãi suất có thể diễn ra nhanh hơn và lớn hơn so với dự kiến hiện nay. Ngay cả kịch bản lạm phát đình trệ - tăng trưởng thấp cộng với lạm phát cao - cũng không thể loại trừ.

Tình trạng này có thể tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng cho Fed. Họ sẽ buộc phải lựa chọn giữa một mặt chống lạm phát và mặt khác đối phó với suy thoái kinh tế và sự sụt giảm mạnh giá tài sản. Các chính sách của ngân hàng trung ương sẽ không còn dễ dự đoán như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Những bất trắc trên thị trường tài chính

Hiện nay, các thị trường tài chính dường như không bị đảo lộn. Trừ những sự chao đảo không thường xuyên do những mối đe dọa xung quanh biến thể Omicron gây ra, các thị trường vẫn giữ được ổn định.

Tuy nhiên, thị trường cũng có thể gặp phải một cú sốc dữ dội. Do một phần được thúc đẩy bởi nguồn cung, các chuỗi cung ứng bị phá vỡ và tình trạng thiếu hụt lao động, lạm phát có thể không bị tác động trước các đợt tăng lãi suất nhỏ do nhu cầu đòi hỏi.

Nếu các ngân hàng trung ương quyết liệt chống lạm phát thông qua các đợt tăng lãi suất lớn hơn và thường xuyên hơn như vào cuối những năm 1970, các thị trường vốn đã ở mức cao trong nhiều năm có thể phải “thấm đòn”.

Ngoài việc bị tác động bởi những chi phí đi vay cao hơn, tăng trưởng thu nhập của các công ty trong năm 2022 sẽ không mạnh mẽ như trong năm 2021, vốn một phần là kết quả của sự phục hồi từ nền tảng thấp năm 2020.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lĩnh vực sẽ bị tác động như nhau. Ví dụ, lĩnh vực nhạy cảm về lãi suất như thu nhập cố định, các công ty về nhà ở và có lực đòn bẩy tài chính cao sẽ bị tác động nặng nề hơn so với các lĩnh vực khác.

Lĩnh vực tài chính và các công ty có quyền định giá có thể được lợi trong môi trường lãi suất cao hơn, trong khi các công ty phục vụ cho các xu hướng siêu lớn, chẳng hạn như số hóa, điện toán đám mây và metaverse (mạng lưới thế giới ảo 3D tập trung vào các kết nối xã hội), cùng với các lĩnh vực phòng thủ là tương đối nhanh phục hồi.

Tương lai khó đoán định của kinh tế thế giới trong năm 2022
Cả nợ công lẫn nợ tư đều đã tăng, hầu hết là ở các nền kinh tế tiên tiến vốn đã chi rất nhiều tiền bạc cho các gói kích thích tài chính trong thời kỳ dịch bệnh. (Nguồn: AFP)

Việc tăng lãi suất, đặc biệt là nếu quá mạnh mẽ, có thể gây thêm thiệt hại khác. Một vấn đề lớn là thế giới đang ngập trong nợ nần mà theo ước tính của IMF, nợ đã tăng 28 điểm phần trăm vào năm 2020 - mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - lên 226.000 tỷ USD, hay 258% GDP toàn cầu.

Cả nợ công lẫn nợ tư đều đã tăng, hầu hết là ở các nền kinh tế tiên tiến vốn đã chi rất nhiều tiền bạc cho các gói kích thích tài chính trong thời kỳ dịch bệnh. Việc tăng lãi suất sẽ buộc các chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn cho việc thanh toán nợ, để lại ít nguồn lực hơn cho việc hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các công ty tư nhân sẽ đặc biệt bị tổn thương, nhưng ngay cả các công ty khác cũng sẽ buộc phải cắt giảm các khoản đầu tư của họ.

Các mức nợ có thể quản lý được ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, các nền kinh tế này có thể dễ bị tổn thương nếu lợi suất trái phiếu tăng ở các nước phát triển sau khi lãi suất tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tháo chạy vốn và đồng tiền lao dốc.

Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn khi đồng USD mạnh lên. Trong kịch bản đó, các nền kinh tế mới nổi có thể buộc phải tăng lãi suất, dẫn đến làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế của họ.

Những làn sóng Covid-19 mới cũng có thể làm tổn hại đến các nền kinh tế một cách không cân xứng, do tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp ở các nước này, và trong một số trường hợp, do phụ thuộc nhiều vào các lĩnh vực tiếp xúc nhiều như du lịch.

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu dự báo sẽ gặp không ít khó khăn trong năm 2022. Tuy nhiên, mức lạm phát cao hơn, phản ứng của các ngân hàng trung ương và các thị trường tài chính, cũng như những bất ngờ từ Covid-19 và các biến thể của nó có thể khiến 2022 trở thành năm khó đoán định hơn so với năm 2021.

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại, nhưng được dự báo sẽ có nhiều biến động nội tại, quyết ...

Bắt đầu thập kỷ tăng trưởng kinh tế thời hiện đại?

Bắt đầu thập kỷ tăng trưởng kinh tế thời hiện đại?

Một năm trước, giới chuyên gia dự đoán về “Roaring‘ 20s ” - một thập kỷ tăng trưởng kinh tế thời hiện đại, trong đó ...

(theo The Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 8/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến triển.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động