Nền tảng kinh tế của Hàn Quốc rất mạh. (Nguồn: Reuters) |
Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Tài chính thứ nhất của Hàn Quốc Bang Ki-sun tại Washington vào ngày 15/2, ông Anshula Kant cho biết: "Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Hàn Quốc vẫn rất mạnh mẽ".
Ông Kant cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Hàn Quốc vì đã đóng góp cho Hiệp hội Phát triển Quốc tế, một nền tảng trực thuộc ngân hàng có trụ sở tại Washington nhằm chống lại đói nghèo toàn cầu.
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á và có mức độ phụ thuộc lớn vào thương mại đã phải chứng kiến sự sụt giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,4% trong quý IV-2022.
Sự sụt giảm này đưa kinh tế Hàn Quốc ngấp nghé suy thoái lần đầu tiên kể từ giữa năm 2020 - thời điểm căng thẳng của đại dịch Covid-19.
Thâm hụt thương mại năm 2022 của nước này cũng được ghi nhận ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2008, thời kỳ diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tính đến tháng 1, Hàn Quốc đã thâm hụt thương mại 11 tháng liên tiếp. Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) nhận định, thâm hụt thương mại của nước này cao kỷ lục là do ảnh hưởng từ việc giá nguyên vật liệu quốc tế leo thang sau khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine khiến nhập khẩu tăng vọt.
Ba mặt hàng năng lượng lớn của Hàn Quốc cần nhập khẩu là dầu thô, khí đốt và than đá đạt 180,41 tỷ USD, tăng 72,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu lại bị thu hẹp do nền kinh tế toàn cầu đình trệ càng khiến quy mô thâm hụt cán cân thương mại của Hàn Quốc càng tăng mạnh.