TIN LIÊN QUAN | |
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 ít triển vọng | |
2016 tiếp tục thử thách kinh tế thế giới |
Ngày 7/6, WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới xuống còn 2,4%, từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1.
Báo cáo "Triển vọng Kinh tế Toàn cầu" mới công bố cho thấy tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế lớn đang kìm nén các nước phát triển khi mà thương mại và đầu tư thế giới đều đình trệ.
Trụ sở của Ngân Hàng Thế Giới tại Thủ đô Washington D.C, USA. (Nguồn: Guardian) |
Theo đó, vẫn chưa thấy các dấu hiệu cải thiện trong khi tình trạng ngưng trệ lại rất rõ tại các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ. Trong bối cảnh đó, WB hạ dự báo tăng trưởng trung bình của những nền kinh tế này xuống còn 0,4% từ mức 1,2% đưa ra hồi tháng 1. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi đang được hưởng lợi từ giá cả hàng hóa thấp cũng bị giảm 0,1% xuống còn 5,8%.
WB cũng cảnh báo các nguy cơ đối với tăng trưởng đã tăng lên trong 5 tháng đầu năm 2016, đặc biệt là mức vay mượn cao của các doanh nghiệp ở các nền kinh tế đang phát triển; điều này khiến các công ty này dễ bị tổn thương với các cuộc khủng hoảng tín dụng khi tăng trưởng đình trệ.
WB cũng cảnh báo về sự hoài nghi đang gia tăng về chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức của một số nền kinh tế phát triển, trong đó một số nước còn để lãi suất âm.
Báo cáo của WB cho biết trong các nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, sẽ chỉ đạt 1,9% trong năm 2016, giảm 0,8% so với dự báo trước. Trong khi đó, tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ đạt 1,6%. Nhật Bản, với các áp lực về giảm phát thậm chí chỉ tăng trưởng 0,5%. Theo WB, tại cả 3 nền kinh tế lớn trên, đầu tư èo uột do những hoài nghi về tính hiệu quả của các chính sách, đặc biệt khi các ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức thấp.
Với các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc vẫn là động lực chính của tăng trưởng với tốc độ khoảng 6,7%. Tuy nhiên, WB dự báo nền kinh tế thứ 2 thế giới này sẽ giảm tốc vào năm 2018 với tỉ lệ tăng trưởng chỉ đạt 6,3%. Ấn Độ cũng là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt, 7,6% do có lợi thế nhập khẩu các hàng hóa giá thấp. Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn khác là Brazil và Nga được dự báo sẽ còn giảm phát sâu hơn trong khi và Nam Phi tăng trưởng rất chậm, chỉ 0,6%.
WB đánh giá cao kết quả của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội Chiều 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới ... |
Thế giới chờ… các nền kinh tế lớn phục hồi Bức tranh ngày càng tối ở các nước mới nổi là lý do lớn nhất khiến kinh tế thế giới năm thứ 5 liên tiếp ... |
World Bank: GDP Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2016 Trong Báo cáo “Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” công bố ngày 2/12, Ngân hàng Thế giới (WB) Việt ... |