WEF 2023 ghi nhận kỷ lục mới; khủng hoảng năng lượng, xung đột Nga-Ukraine là những vấn đề được 'để mắt'

Linh Chi
Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh" diễn ra từ ngày 16-20/1 tại Davos, Thụy Sỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
hồ Davos ở Davos, Thụy Sĩ,
WEF chính thức khai mạc tại Thụy Sỹ ngày 16/1. Hình ảnh hồ Davos ở Davos, Thụy Sỹ. (Nguồn: CNN)

Hơn 2.700 nhà lãnh đạo từ 130 quốc gia, trong đó, có 52 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, sẽ tham dự sự kiện tại thị trấn nằm trên bờ sông Landwasser của Thụy Sỹ.

Tại WEF 2023, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về thế giới ngày nay và tương lai trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra đòi hỏi phải có những hành động tập thể táo bạo.

Theo người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF GS. Klaus Schwab, mục tiêu của Hội nghị là thảo luận cách thức giải quyết phân hóa và xói mòn lòng tin đang gia tăng ở cả cấp độ toàn cầu và cấp độ quốc gia, thông qua tăng cường hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp, tạo điều kiện phục hồi mạnh mẽ và bền vững.

GS. Klaus Schwab cho hay: "Các cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường, xã hội và địa chính trị đang gây ra những yếu tố bất ổn trên quy mô toàn cầu. Cuộc họp thường niên tại Davos sẽ nỗ lực cùng hợp tác giữa các quốc gia, chính phủ để vượt qua những thách thức này".

Chủ đề của Diễn đàn năm nay là "Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh", nhưng thách thức toàn cầu nào sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo khi đến Davos?

Dưới đây là những vấn đề được các nhà lãnh đạo "để mắt" trong năm nay.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Các chuyên gia tại WEF mô tả, 2023 là "năm của cuộc khủng hoảng đa tầng", một năm mà tất cả các vấn đề nhân loại đang phải đối mặt trở nên đan xen hơn, gây tổn hại nhiều hơn bao giờ hết và cũng khó giải quyết hơn.

Trong ngắn hạn, những vấn đề này đang được tóm tắt thành một thách thức chính: Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Phần lớn các nhà kinh tế trưởng của WEF đang dự đoán, một cuộc suy thoái toàn cầu trong năm nay là kết quả của những "cơn gió ngược" địa chính trị và kinh tế từ chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cùng với lạm phát tăng phi mã.

Để tránh những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra, những người đứng đầu chính phủ và thống đốc ngân hàng trung ương - nhiều người trong số họ tham dự WEF năm nay - đang phải đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Câu hỏi họ cần tìm lời giải đáp là liệu có nên chi nhiều tiền hơn cho người dân để "hạ nhiệt" chi phí sinh hoạt hay không?

Chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã chi phối cuộc họp đặc biệt của WEF vào tháng 5/2022. Giống như WEF 2022, năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy dự kiến có bài phát biểu tại sự kiện dưới hình thức trực tuyến.

Về phía Nga, WEF 2023 đánh dấu năm thứ hai liên tiếp quốc gia này vắng mặt.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: WEF 2023 là cơ hội để Việt Nam chia sẻ thực tiễn tốt về chính sách và kinh nghiệm hội nhập quốc tế

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: WEF 2023 là cơ hội để Việt Nam chia sẻ thực tiễn tốt về chính sách và kinh nghiệm hội nhập quốc tế

Tin liên quan

Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra vẫn là một trong những vấn đề cấp bách nhất cần được thảo luận trong năm nay, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng này đang tác động đến an ninh toàn cầu, chính sách quốc phòng, năng lượng và sản xuất lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khủng hoảng khí hậu

Như đã thành thông lệ, các nhà hoạt động môi trường kéo đến Davos để phản đối hành động của giới thượng lưu toàn cầu khi đi du lịch bằng máy bay riêng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu leo ​​thang.

Vào tháng 5/2022, trại căn cứ Bắc Cực đã được dựng tại Schatzalp - đỉnh núi nhìn ra Davos - để thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo về tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới.

Mặc dù khí hậu luôn nằm trong chương trình nghị sự của WEF trong khoảng một thập niên qua, nhưng chưa thực sự được ưu tiên. Và vấn đề này có thể tiếp tục bị lu mờ trong năm nay bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã trở nên trầm trọng hơn do nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, giá nhiên liệu tăng và tình trạng thiếu lương thực.

Một trong những chủ đề lớn xoay quanh biến đổi khí hậu được đặt ra là quá trình các ngành công nghiệp khử carbon và chuyển đổi năng lượng. Đầu tư và mở rộng quy mô của các công nghệ mới, bao gồm các nguồn nhiên liệu bền vững hơn cũng là một chủ đề đặc biệt nổi bật.

Khủng hoảng lương thực ngày càng tăng

Mất an ninh lương thực phần lớn có mối liên hệ với các vấn đề toàn cầu khác, trong đó chủ yếu là khủng hoảng khí hậu.

Mất đa dạng sinh học, thời tiết khắc nghiệt và số lượng thiên tai ngày càng tăng đã góp phần khiến khủng hoảng lương thực thêm tồi tệ.

Vào năm 2022, thế giới phải đối mặt với mối đe dọa gấp 3 lần về tình trạng thiếu lương thực, năng lượng và phân bón.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, nhiều người sẽ phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023 khi giá lương thực tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng hơn và sinh kế của nhiều người bị đe dọa.

Làm thế nào để chúng ta xoay chuyển tình thế và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng lương thực không thể tránh khỏi trong tương lai? Đó là một câu hỏi sẽ được đặt ra và tranh luận nghiêm túc tại sự kiện năm nay.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Công nghệ và đổi mới luôn là chìa khóa cho mọi cuộc thảo luận tại Davos. Đặc biệt, năm nay, cuộc "nói chuyện" đang chuyển sang chủ đề mà nhiều người quan tâm, đó là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khả năng kết nối ngày càng tăng cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử đang kéo theo những vấn đề nhức nhối.

Với nhiều cuộc khủng hoảng hiện đang xuất hiện cùng một lúc, cần có một cách tiếp cận toàn cầu hơn để mở ra tiềm năng đổi mới nhằm giúp giải quyết những thách thức lớn nhất về công nghệ.

Những ai đã "bỏ lỡ" WEF 2023?

WEF 2023 thu hút con số kỷ lục: 2.700 người tham dự. Một số cái tên đáng chú ý như: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry.

Bên cạnh đó, các Giám đốc điều hành (CEO) hàng đầu như Jamie Dimon của JPMorgan Chase (JPM), Satya Nadella của Microsoft (MSFT), Dara Khosrowshahi của Uber (UBER) và Bernard Looney của BP (BP) đều có tên trong danh sách tham dự sự kiện.

Tuy nhiên, cũng có những sự vắng mặt đáng chú ý. Những người bỏ qua cuộc họp năm nay bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Rishi Sunak.

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow thấy kỳ lạ khi Italy đề xuất hòa giải, Kiev dọa Đức nếu bị từ chối một điều

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow thấy kỳ lạ khi Italy đề xuất hòa giải, Kiev dọa Đức nếu bị từ chối một điều

Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã đưa ra phản ứng trước đề xuất của Italy sẵn sàng trở thành “người bảo đảm” giải pháp ...

Khủng hoảng năng lượng: Xung đột Nga-Ukraine, phương Tây trừng phạt Moscow và giải pháp ‘rốt ráo’ của Trung Quốc

Khủng hoảng năng lượng: Xung đột Nga-Ukraine, phương Tây trừng phạt Moscow và giải pháp ‘rốt ráo’ của Trung Quốc

Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác dầu khí nhằm chủ động, độc lập về nguồn cung năng lượng trước những rủi ro của một ...

Tình hình Ukraine: Nga chỉ trích động thái của Mỹ, nói xung đột chính là cuộc đối đầu Moscow-NATO

Tình hình Ukraine: Nga chỉ trích động thái của Mỹ, nói xung đột chính là cuộc đối đầu Moscow-NATO

Ngày 10/1, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, việc Mỹ lên kế hoạch huấn luyện binh lính Ukraine sử dụng hệ thống ...

Nga dần mất doanh thu năng lượng, Ukraine nói 'tin rất tốt', nhưng vẫn chưa đủ

Nga dần mất doanh thu năng lượng, Ukraine nói 'tin rất tốt', nhưng vẫn chưa đủ

CNBC dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) cho thấy, doanh thu của Nga từ xuất khẩu ...

'Đầu tàu' châu Âu vượt khủng hoảng năng lượng và xung đột Nga-Ukraine

'Đầu tàu' châu Âu vượt khủng hoảng năng lượng và xung đột Nga-Ukraine

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - tăng trưởng nhẹ trong năm 2022, dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng ...

(theo Euro News, CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động