), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc gặp bên lề WEF Davos 2024 tại Davos, Thụy Sỹ, ngày 16/1. (Nguồn: Xinhua) |
Ngày 16/1, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tuyên bố, nước này sẵn sàng nhập khẩu thêm sản phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhà lãnh đạo quốc gia Đông Bắc Á hy vọng Brussels sẽ nới lỏng những biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghệ cao sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/1): Nga dẫn đầu toàn cầu về năng lượng hạt nhân, Ukraine ào ào gom mua khí đốt, Mỹ-Trung căng thẳng |
Trong cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Davos 2024) tại Davos (Thụy Sỹ), Thủ tướng Lý Cường bày tỏ hy vọng Trung Quốc và EU sẽ hợp tác thúc đẩy xu hướng phát triển cân bằng hơn trong lĩnh vực thương mại song phương.
Trước đó, tại Đối thoại Kinh tế và thương mại cấp cao giữa EU và Trung Quốc ngày 25/9/2023 ở Bắc Kinh, hai bên nhất trí cho rằng, tăng cường đối thoại song phương là bước đi quan trọng để cải thiện quan hệ song phương.
Quan hệ Trung Quốc-EU thời gian gần đây gặp nhiều khúc mắc trong các vấn đề dẫn đến quyết định trừng phạt qua lại lẫn nhau. Cuộc điều tra mới nhất của EU về làn sóng xe điện (EV) giá rẻ của Trung Quốc tại thị trường của khối này đã và đang châm ngòi cho những căng thẳng mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
Kim ngạch thương mại hai bên, dù đạt kỷ lục vào năm 2022 (hơn 923 tỷ USD), mức cao nhất từ trước tới nay, song EU ghi nhận thâm hụt thương mại gần 427 tỷ USD.
Khối 27 quốc gia thành viên cho rằng, con số này một phần là do các hạn chế của Bắc Kinh đối với các công ty châu Âu. Các rào cản tiếp cận thị trường đã đẩy thâm hụt thương mại EU với Trung Quốc lên mức cao nhất trong lịch sử.
Thực tế cho thấy, bất chấp những khó khăn trong quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên vẫn tiếp tục mở rộng. Giá trị hàng hóa đến châu Âu từ nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2022. Trong nửa đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU.
| Bất động sản mới nhất: Giá chung cư vượt khả năng mua của đại đa số người dân, kỳ vọng 2024 khởi sắc, kiểm tra trật tự xây dựng 9 dự án Thị trường khó khăn, giá căn hộ chung cư neo quá cao, hầu như không có phân khúc bình dân; chuyên gia kỳ vọng về ... |
| Giá tiêu hôm nay 16/1/2024, giao dịch trầm lắng, tâm lý giữ hàng của người dân vẫn cao, hứa hẹn 1 năm ‘bùng nổ’? Giá tiêu hôm nay 16/1/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 77.500 – 81.000 ... |
| Giá tiêu hôm nay 17/1/2024, sẽ không có hiện tượng bán ra ồ ạt, một loại tiêu Campuchia với giá bán cao ngất Giá tiêu hôm nay 17/1/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 78.000 – 81.000 ... |
| Giá vàng hôm nay 16/1/2024: Giá vàng tăng, dòng tiền tìm nơi trú ẩn giữa xung đột địa chính trị, vàng SJC lại 'một mình một chợ' Giá vàng hôm nay 16/1/2024, giá vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung ... |
| 10 địa phương sẽ phát triển mạnh về bất động sản công nghiệp trong năm 2024 Phân khúc bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và thời gian tới tại 10 địa ... |