Nhỏ Bình thường Lớn

WHO: Bạo lực từ bạn tình đối với trẻ em gái vị thành niên ở mức báo động

Khoảng 1/4 trẻ em gái vị thành niên từng có quan hệ yêu đương đã phải chịu đựng bạo lực thể xác hoặc tình dục.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thông tin trên trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa Lancet, thực hiện dựa trên các cuộc khảo sát hàng nghìn trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại 154 quốc gia và khu vực.

Phân tích cho thấy 24% trong số các em đã phải chịu bạo lực từ bạn tình ít nhất một lần, 16% có trình báo về vụ việc trong năm 2023. (Nguồn: WHO)
Phân tích cho thấy 24% trong số các em đã phải chịu bạo lực từ bạn tình ít nhất một lần, 16% có trình báo về vụ việc trong năm 2023. (Nguồn: WHO)

Phân tích của WHO cho thấy, 24% trong số các em đã phải chịu bạo lực từ bạn tình ít nhất một lần, 16% có trình báo về vụ việc trong năm vừa qua.

Theo Tiến sĩ Lynnmarie Sardinha, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và tình dục của WHO, tác giả chính của nghiên cứu, "bạo lực từ bạn tình đang bắt đầu ở giai đoạn báo động sớm đối với hàng triệu phụ nữ trẻ trên toàn thế giới". Bạo lực trong những năm hình thành quan trọng này "có thể gây ra những tác hại sâu sắc và lâu dài, nên cần phải coi đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng hơn - tập trung vào công tác phòng ngừa và hỗ trợ có mục tiêu".

Các hành vi bạo lực được tính trong cuộc khảo sát bao gồm đá, đánh đập hoặc bất kỳ hành vi tình dục không mong muốn nào, như hiếp dâm hoặc cưỡng ép quan hệ. Theo nghiên cứu, bạo lực từ bạn tình có thể gây ra những tác động tàn phá sức khỏe, thành tích học tập, các mối quan hệ trong tương lai và triển vọng suốt đời của những người trẻ tuổi. Về mặt sức khỏe, bạo lực làm tăng khả năng bị thương, trầm cảm, rối loạn lo âu, mang thai ngoài ý muốn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục...

Dữ liệu khi được chia nhỏ theo quốc gia và khu vực đã phản ánh mối liên hệ giữa bạo lực và các quyền phụ nữ, theo đó, các quốc gia nơi trẻ em gái và phụ nữ bị hạn chế quyền tiếp cận giáo dục và có luật thừa kế không bình đẳng ghi nhận mức độ bạo lực cao hơn. Tỷ lệ cao nhất ở châu Đại Dương, tiếp theo là châu Phi, có tới 49% trẻ em gái phản ánh bị bạn tình bạo lực ở Papua New Guinea và 42% ở CHDC Congo. Tỷ lệ thấp nhất là châu Âu, khoảng 10%.

Tiến sĩ Lynnmarie Sardinha khẳng định, "nghiên cứu cho thấy để chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới, các quốc gia cần có các chính sách và chương trình tại chỗ nhằm tăng cường bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái". Điều này có nghĩa là đảm bảo giáo dục trung học cho tất cả trẻ em gái, đảm bảo quyền sở hữu tài sản bình đẳng giới và chấm dứt các hủ tục như tảo hôn...

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, cần có sự gắn bó chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, lấy học sinh ...

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Sáng ngày 22/7, tại Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng - Nâng cao nhận thức, năng ...

Quyền được phát triển của trẻ em

Quyền được phát triển của trẻ em

Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. ...

Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người!

Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người!

Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người và Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 năm 2024.

Để trẻ sử dụng công nghệ thông minh, không bị lạc vào 'hố đen' thế giới ảo

Để trẻ sử dụng công nghệ thông minh, không bị lạc vào 'hố đen' thế giới ảo

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có những nguy cơ không nhỏ ...