Xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp

Nhất Phong
Tình hình quốc tế năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các hoạt động đối ngoại và ngoại giao vẫn được triển khai sôi động. Nhân dịp Năm mới Quý Mão, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam về công tác của Ngành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác trên cơ sở “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa Bộ Ngoại giao hai nước, ngày 5/12/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác trên cơ sở “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa Bộ Ngoại giao hai nước, ngày 5/12/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xin Bộ trưởng chia sẻ những dấu ấn quan trọng của ngoại giao nước nhà trong năm 2022?

Bước vào năm 2022, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh thuận lợi, có nhiều khó khăn, thách thức lớn, trong đó có những diễn biến chưa từng có tiền lệ. Bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành Ngoại giao đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, nhạy bén nắm bắt cơ hội, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và đạt được kết quả toàn diện và quan trọng với nhiều dấu ấn.

Một là, tiếp tục giữ vững tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động đối ngoại được triển khai ở nhiều cấp, nhiều kênh đã giúp tăng cường tin cậy chính trị, tạo xung lực mới đưa quan hệ với nhiều đối tác đi vào chiều sâu, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và các đối tác có nhiều tiềm năng. Năm 2022, đã tổ chức gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt, bao gồm các chuyến thăm, điện đàm, tham dự trực tiếp và trực tuyến nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cùng với lãnh đạo cấp cao nhiều nước đến thăm Việt Nam, đã phản ánh một bức tranh sôi động trên mặt trận đối ngoại cả song phương và đa phương, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

Quán triệt sâu sắc chủ trương giữ nước từ sớm, từ xa, ngoại giao đã xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề nảy sinh về biên giới lãnh thổ; đồng thời, kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán và đã đạt kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, từ đó tạo thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Bên cạnh đó, ngành Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước trên mặt trận truyền thông đối ngoại, thúc đẩy đối thoại, hợp tác để cộng đồng quốc tế hiểu đúng chủ trương, chính sách và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, ngày 19/9/2022. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, ngày 19/9/2022. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hai là, ngoại giao kinh tế đóng góp quan trọng vào đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư đã đề ra những chủ trương, định hướng lớn, lâu dài cho công tác ngoại giao kinh tế để đối ngoại và ngoại giao đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030. Nội dung kinh tế đã được chủ động thúc đẩy trong các hoạt động đối ngoại, trong đó nhiều thỏa thuận, dự án hợp tác quan trọng đã được ký kết. Nắm bắt cơ hội các nước mở cửa trở lại, đã chủ động triển khai hiệu quả nhiều chương trình, biện pháp hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, đối tác, nguồn vốn bên ngoài với phương châm “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”. Kết quả là, ngoại giao kinh tế trong năm qua đã đóng góp thiết thực vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc kỷ lục 700 tỷ USD.

Ba là, vị thế, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế. Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chúng ta đã chủ động, tích cực đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, nhất là trong gìn giữ hòa bình, chống biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, phát triển bền vững, cũng như tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, tiểu vùng Mekong. Năm 2022, Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026…

Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu, dự báo và tham mưu đối ngoại. Năm 2022, ngành Ngoại giao đã hoàn thành nhiều đề án quan trọng về đối ngoại nhằm cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Bên cạnh đó, đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tham mưu kịp thời chủ trương, đối sách phù hợp đối với những vấn đề quốc tế rất phức tạp, nhờ đó đã bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, tranh thủ cơ hội hợp tác, giảm thiểu các thách thức, tác động không thuận của các biến động trên thế giới.

Năm là, ngoại giao văn hóa kết hợp hiệu quả với ngoại giao kinh tế và thông tin đối ngoại tiếp tục quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và thành tựu phát triển của Việt Nam ra thế giới. Năm 2022, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài, vận động thành công cộng đồng quốc tế công nhận nhiều di sản của Việt Nam. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng được triển khai mạnh mẽ với nhiều chương trình kết nối, thu hút kiều bào đóng góp cho phát triển đất nước và quê hương, đồng thời tích cực chăm lo kiều bào ta ổn định và phát triển. Bảo hộ công dân được triển khai hiệu quả, kịp thời sơ tán an toàn hàng nghìn công dân, kiều bào ta tại Ukraine, bảo hộ ngư dân, tàu cá, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân ta ở nước ngoài.

Khái quát lại, thành tựu đối ngoại và ngoại giao Việt Nam là “một điểm sáng” trong thành tựu chung của đất nước như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương vào ngày 3/1/2023. Những thành tựu này có được là nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới; là kết tinh đồng thuận và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và cả hệ thống chính trị trong triển khai đối ngoại, trong đó có nỗ lực và đóng góp bền bỉ của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao.

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Campuchia, ngày 20/11/2022, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán, cộng đồng người Việt, đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia
Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Campuchia, ngày 20/11/2022, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán, cộng đồng người Việt, đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. (Nguồn: TTXVN)

Tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc cuối năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trường phái đối ngoại và “ngoại giao cây tre Việt Nam”. Nhìn lại công tác của ngành ngoại giao trong một năm qua, xin Bộ trưởng đánh giá bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam” đã được thể hiện như thế nào?

Có thể thấy, thành tựu đối ngoại và ngoại giao năm 2022 cũng như từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay đã khẳng định, trường phái đối ngoại và ngoại giao “cây tre Việt Nam” dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và truyền thống, bản sắc văn hóa, ngoại giao hòa hiếu của dân tộc là phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động lớn, hết sức phức tạp, “cây tre Việt Nam” vẫn giữ vững thế ổn định và vươn lên nhờ “gốc vững” là nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; đồng thời, uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược, ứng xử với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi.

Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã được phát huy trong từng hoạt động đối ngoại, cũng như trong ứng xử với từng đối tác và tại từng cơ chế, diễn đàn đa phương. Với bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”, chúng ta đã khẳng định một Việt Nam bản lĩnh, quật cường, nhưng chân thành, nhân ái, thủy chung, tin cậy và có trách nhiệm, được cộng đồng quốc tế đồng tình, ủng hộ, thúc đẩy hợp tác, nhờ đó giữ được tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp, khó đoán định.

Phát huy kết quả năm 2022, xin Bộ trưởng chia sẻ phương hướng, nhiệm vụ của ngành ngoại giao trong năm 2023.

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đất nước ta tuy đạt nhiều thành tựu to lớn trong năm qua, song vẫn đối mặt không ít khó khăn, thách thức lớn. Trong khi đó, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động rất phức tạp, khó đoán định về địa-chính trị, kinh tế-xã hội.

Cùng với đất nước, ngành Ngoại giao đang bước sang giai đoạn phát triển mới. Trước đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngành Ngoại giao cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả tư duy và hành động. Phát huy thế và lực mới của đất nước cũng như những thành tựu và bài học đối ngoại qua hơn 35 năm đổi mới, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, ngành Ngoại giao nỗ lực thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Muốn vậy, cần triển khai tốt chương trình đối ngoại cấp cao và các cấp trên cả ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng; đồng thời, chủ động, tích cực mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác có nhiều tiềm năng. Thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm tại các diễn đàn đa phương quan trọng.

Xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ hai, triển khai toàn diện và gắn kết chặt chẽ các trụ cột, binh chủng ngoại giao, đưa đối ngoại và ngoại giao trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về ngoại giao kinh tế. Trọng tâm là, đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các nguồn vốn mới có chất lượng cao phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế có hiệu quả. Tranh thủ tốt các thỏa thuận, hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; chủ động tham gia các sáng kiến đa phương về liên kết và kết nối kinh tế phù hợp với lợi ích và điều kiện của Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân trong tình hình mới.

Thứ ba, đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu đối ngoại để không bị động, bất ngờ trước mọi tình huống, diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình quốc tế. Bên cạnh tiếp tục theo dõi sát tình hình, kịp thời tham mưu động thái, cần nghiên cứu, dự báo những biến đổi trong cục diện thế giới, tỉnh táo xác định giá trị và vị trí chiến lược của đất nước trong tình hình mới để hoạch định chiến lược, chính sách, bước đi đối ngoại và ngoại giao cho phù hợp.

Thứ tư, quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao thực sự trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tiếp tục rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức bộ máy hướng tới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác cán bộ, nhất là tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có trình độ từng bước đạt tới tầm khu vực và quốc tế.

Thế giới đang chuyển biến mau lẹ. Đất nước ta dù còn khó khăn, nhưng tương lai rất xán lạn. Phát huy cao nhất tinh thần phụng sự Đảng và Tổ quốc, phục vụ nhân dân, ngành Ngoại giao với niềm tin và khí thế mới cùng bản lĩnh được tôi luyện qua nhiều thử thách, khó khăn, sẽ đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa nước ta ngày càng phát triển, hùng cường, thịnh vượng.

Nhân dịp Năm mới 2023 và Xuân Quý Mão, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Ngoại giao, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế lời chúc mừng năm mới sức khỏe và hạnh phúc!

Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam

Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam

Trong bối cảnh mới nhiều thách thức, các hoạt động đối ngoại cần phát huy thế mạnh của từng trụ cột đối ngoại và sức ...

Cần triển khai mạnh mẽ, toàn diện các mảng công tác hỗ trợ và vận động người Việt Nam ở nước ngoài

Cần triển khai mạnh mẽ, toàn diện các mảng công tác hỗ trợ và vận động người Việt Nam ở nước ngoài

Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Ngoại giao, ...

Bước tiến mới xây dựng nền Ngoại giao toàn diện, hiện đại

Bước tiến mới xây dựng nền Ngoại giao toàn diện, hiện đại

Ngày 14/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ...

Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế  phục vụ phát triển với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều tối ngày 28/11, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị giao ban về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế ...

PGS TS, Đại sứ Đặng Đình Quý với chuyện nghề, chuyên nghiệp, đam mê và cống hiến cho ngành Ngoại giao

PGS TS, Đại sứ Đặng Đình Quý với chuyện nghề, chuyên nghiệp, đam mê và cống hiến cho ngành Ngoại giao

Sáng ngày 7/12, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Vụ Tổ chức Cán ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động