Nhỏ Bình thường Lớn

Xu thế toàn cầu mới của chuỗi giá trị sản phẩm

Các doanh nghiệp (DN) cần nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và công xưởng sản xuất của thế giới bên cạnh Việt Nam, từng bước xây dựng các chiến lược sản xuất hàng hóa với thương hiệu của mình.
Chuỗi giá trị toàn cầu với sự hỗ trợ của công nghệ số mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển vì chúng giúp họ dễ dàng đa dạng hóa từ hàng hóa sang hàng hóa và dịch vụ sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. (Nguồn: heidoc.net)
Chuỗi giá trị toàn cầu với sự hỗ trợ của công nghệ số mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển vì chúng giúp họ dễ dàng đa dạng hóa từ hàng hóa sang hàng hóa và dịch vụ sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. (Nguồn: heidoc.net)

Thế giới hội nhập kinh tế ngày nay đang thay đổi nhanh chóng, đem lại cho DN cả những cơ hội và thách thức trong ba xu thế mới quan trọng, tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm, gồm: gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu, thay đổi chiến lược DN, tập trung phát triển thương hiệu.

Gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu

Việc chia nhỏ quy trình sản xuất ở cấp độ toàn cầu mang lại những cơ hội mới cho sự hội nhập giữa các nền kinh tế giàu và nghèo. Chuỗi giá trị toàn cầu với sự hỗ trợ của công nghệ số mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển vì chúng giúp họ dễ dàng đa dạng hóa từ hàng hóa sang hàng hóa và dịch vụ sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Chia nhỏ quy trình sản xuất để thực hiện các bước ở các quốc gia khác nhau thay vì một quốc gia phải làm chủ việc sản xuất toàn bộ sản phẩm để xuất khẩu.

Tin liên quan
TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine

Với chuỗi giá trị, một quốc gia có thể chuyên môn hóa một hoặc một số hoạt động mà quốc gia đó có lợi thế. Việc tách sản xuất bắt đầu ở các nền kinh tế tiên tiến để đối phó với cạnh tranh và giảm chi phí hậu cần, sau đó lan ra toàn cầu khi các nền kinh tế lớn đang phát triển mở cửa. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị toàn cầu cũng đòi hỏi các DN tham gia phải có quy mô kinh tế lớn. Đây là thách thức chủ yếu đối với các DN ở các nước có môi trường huy động vốn còn nhiều bất cập.

Thay đổi chiến lược DN

DN có xu thế tập trung vào phân khúc có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm, marketing và dịch vụ sau bán hàng. Các phân khúc như sản xuất và lắp ráp có giá trị gia tăng thấp hơn.

Chính vì vậy, với bối cảnh chuỗi giá trị sản phẩm đã kéo dài và mở rộng khắp toàn cầu trong quá trình hội nhập thì các công ty đa quốc gia có xu hướng thuê lại các phân khúc có giá trị gia tăng thấp cho các nước đang phát triển. Đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút đầu tư, phát triển đối tác nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh trong chiến lược ngắn hạn và trung hạn.

Mặc dù vậy, trong chiến lược dài hạn, các nước đang phát triển và các DN cần phát triển và mở rộng tham gia vào các phân khúc có giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao hiệu quả. Trước mắt, cần phải đột phá trong marketing (giá cả, bán hàng...) thông qua việc phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình vì thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm công nghệ cao và ở quốc gia có thị trường tài chính phát triển.

Tập trung phát triển thương hiệu

Chuỗi giá trị toàn cầu và phân khúc giá trị gia tăng đem lại cơ hội cho DN ở các quốc gia, vốn chỉ là công xưởng sản xuất và lắp ghép, có thể vươn lên các chuỗi giá trị cao hơn như xây dựng thương hiệu của riêng mình nhằm nâng cao uy tín trong việc hợp tác đầu tư và nâng cao giá trị DN trong thị trường tài chính nội địa và quốc tế. Trên thế giới, các nhà kinh tế học đều cho rằng, thương hiệu phục vụ một chức năng kinh tế quan trọng để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và định hướng tổng cầu.

Ở Việt Nam, lịch sử việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Việt có nhiều bước thăng trầm. Nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam với những thương hiệu đã từng là niềm tự hào như Xà bông cô Ba, xe hơi La Đalat, kem đánh răng Dạ Lan, bia Trúc Bạch, mỹ phẩm Thorakao… Tuy nhiên, có thương hiệu vẫn duy trì đến hôm nay, có thương hiệu một thời “biến mất” và có thương hiệu dường như đang “ngủ quên”…

Hiện nay, nước ta có trên 800 nghìn DN (khoảng 98% là DN nhỏ và vừa (SME), trong đó có trên 22 nghìn DN FDI và gần 900 DN nhà nước (DNNN). Các DN Việt đã từng bước xây dựng được những thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực sản xuất như điện tử, ô tô, nông sản, da giày, dệt may… nhằm tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm không chỉ ở cấp độ trong nước mà cả ở cấp độ toàn cầu.

Tuy nhiên, các DNNN dường như lại “ngủ quên” trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu do vấn đề sở hữu, độc quyền, tư duy nhiệm kỳ, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân cũng như sự cạnh tranh quốc gia.

Sự phát triển và liên tục đổi mới thể chế cấu trúc DN để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm và phục vụ hiệu quả cho người dân là nội dung quan trọng trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, góp phần hội nhập kinh tế hiệu quả. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”.

Đề xuất giải pháp cho Việt Nam

Nhằm góp phần thực hiện đường lối của Đảng và phát triển hiệu quả nguồn vốn xã hội thông qua đổi mới thể chế cấu trúc DN trong xu hướng thay đổi của thương mại quốc tế, xin đóng góp ba đề xuất:

Thứ nhất, mô hình công ty cổ phần (CTCP): Với thực tế phần lớn DN Việt đều đứng trước thách thức về quy mô kinh tế do hạn chế tiếp cận nguồn vốn, CTCP là giải pháp hiện đại cho tổ chức kinh doanh, kết hợp các ưu điểm của sở hữu chung và quản lý chuyên nghiệp.

Mô hình đổi mới này đã thay đổi cục diện kinh doanh, giúp tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng quy mô và hoạt động minh bạch. Là một trong những định chế quan trọng nhất trong kinh doanh toàn cầu, CTCP trở thành mô hình kinh doanh phổ biến nhất cho các DN quy mô lớn.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù ở Việt Nam số lượng còn hạn chế cũng như sự quản lý phức tạp, song CTCP là loại hình công ty cần tập trung phát triển vì nó hội tụ nhiều ưu điểm trong nền kinh tế thị trường như linh hoạt và thích ứng nhanh với đổi mới...

Mặt khác, cần tăng cường cổ phần hóa DNNN và các ngân hàng thương mại để phát huy nguồn lực vốn tài chính trong việc nâng cao năng suất lao động và tính công khai minh bạch.

Thứ hai, xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Các DN cần nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và công xưởng sản xuất của thế giới bên cạnh Việt Nam, từng bước xây dựng các chiến lược sản xuất hàng hóa với thương hiệu của mình để khai thác hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, các DN trong khi sử dụng chiến lược thuê lại không nên đi quá xa giá trị cốt lõi như thị trường bản địa, bí quyết công nghệ… của mình để tránh rủi ro khi chuỗi cung ứng thay đổi. Hơn nữa, cũng cần có biện pháp bảo vệ thương hiệu tại thị trường kinh doanh.

Thứ ba, môi trường kinh doanh: Nhà nước cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN nói chung và DN cổ phần nói riêng. Cần nghiên cứu và từng bước xây dựng môi trường pháp lý để phát triển thuận lợi loại hình CTCP, trước mắt, nên cải thiện pháp luật liên quan về phương diện thuế và thị trường tài chính…

Đặc biệt, thị trường tài chính cần phát triển theo hướng thị trường đồng bộ và hiện đại cho các loại hình, thể chế cấu trúc DN nhằm phát huy tính hiệu quả của nguồn lực xã hội để thúc đẩy nguồn lực tài chính, nâng cao sức hợp tác và cạnh tranh của cộng đồng DN trong chuỗi giá trị toàn cầu và bảo đảm hiệu quả quá trình phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế của đất nước. Trong quá trình đó, phát triển hệ sinh thái công nghệ số đóng vai trò quan trọng để xây dựng môi trường phát triển thuận lợi cho các thể chế cấu trúc DN hiện đại kinh doanh hiệu quả cùng với quá trình toàn cầu hóa.

Cùng với hiệu quả của Chính phủ trong việc điều hành thị trường tài chính và sự không ngừng sáng tạo và đổi mới thể chế cấu trúc DN của cộng đồng DN, thương hiệu Made in Viet Nam sẽ ngày càng phát triển trong thời đại kinh tế số, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

GS. TS. Andreas Stoffers: Xu hướng tăng trưởng nhanh của Việt Nam vẫn chưa kết thúc

GS. TS. Andreas Stoffers: Xu hướng tăng trưởng nhanh của Việt Nam vẫn chưa kết thúc

Sáng 22/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo công bố báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023: Liên kết và phát ...

Phái đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc lớn nhất sắp đến Việt Nam

Phái đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc lớn nhất sắp đến Việt Nam

Mới đây, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, một phái đoàn gồm 205 doanh nghiệp sẽ tháp tùng Tổng thống nước này Yoon ...

ASEAN hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện của toàn cầu

ASEAN hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện của toàn cầu

Phát triển một hệ sinh thái xe điện ở khu vực Đông Nam Á là một trong những sáng kiến ​​được hỗ trợ bởi các ...

G7 sẵn sàng hành động để duy trì sự ổn định tài chính, khởi động xây dựng chuỗi cung ứng

G7 sẵn sàng hành động để duy trì sự ổn định tài chính, khởi động xây dựng chuỗi cung ứng

Ngày 13/5, các lãnh đạo tài chính của G7 cam kết sẽ có hành động thích hợp để đảm bảo sự ổn định của hệ ...

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ...