Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng Xuân

Nguyễn Hồng - Duy Quang
Tối 22/1, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai hội mừng xuân. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tới đã dự chương trình.

Cùng dự còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phu nhân, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và một số địa phương.

Đặc biệt, chương trình có sự có mặt của hơn 350 kiều bào, đại diện cho hơn 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Kiều bào là máu thịt

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đã trở thành truyền thống tốt đẹp hằng năm, “Xuân Quê hương” là chương trình đón Tết cổ truyền dân tộc có nhiều ý nghĩa sâu sắc dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên cả nước tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Ở trong nước, đất nước ta trải qua vô vàn khó khăn, thử thách do đại dịch Covid-19 với các biến chủng mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân và mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có đồng bào ta ở nước ngoài, đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định: “Nổi bật là, chúng ta đã ứng phó, kiềm chế, kiểm soát được dịch bệnh, từng bước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19; đồng thời, duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với nhiều điểm sáng”.

Những thành tựu của đất nước trong năm 2021 đã góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, làm cho mỗi người con của dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng đều tự hào về cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày nay.

Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc chương trình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những thành tựu nói trên có phần đóng góp quan trọng của đồng bào ta trên khắp năm châu, cả về trí tuệ, vật chất và tinh thần. Đặc biệt, vào những thời điểm khó khăn, thử thách nhất của dịch Covid-19, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lại càng được phát huy mạnh mẽ.

Đồng bào ta ở nước ngoài đã đồng lòng, sát cánh và chia sẻ với đồng bào trong nước, đóng góp rất thiết thực và hiệu quả cho phòng chống dịch Covid-19. Đảng, Nhà nước và đồng bào trong nước rất coi trọng vai trò và trân trọng đóng góp của bà con kiều bào ta ở nước ngoài đối với quê hương, đất nước.

Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là máu thịt, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam.

Năm 2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 12 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm tăng cường thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài toàn diện và mạnh mẽ hơn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, tiếp tục khẳng định tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho đồng bào ta ở nước ngoài.

Trong các hoạt động đối ngoại, lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn đề nghị lãnh đạo các nước có người Việt sinh sống tạo thuận lợi cho bà con ta làm ăn, hội nhập với sở tại và giữ gìn bản sắc.

Nhiều chính sách, biện pháp đã được triển khai tích cực nhằm hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống, hội nhập bền vững vào sở tại và ngày càng gắn bó với quê hương, nhất là gìn giữ tiếng Việt, lưu truyền và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng, “bước sang năm mới 2022, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nền tảng vững chắc của thành tựu 35 năm đổi mới, chúng ta vững tin vào tương lai và thế đi lên của đất nước và dân tộc”.

Với tinh thần yêu nước, hướng về cội nguồn, phát huy cao độ tự hào dân tộc, khát khao đóng góp vào xây dựng đất nước, cộng đồng 5,3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài sẽ luôn đoàn kết, cùng nhau phát triển cộng đồng ngày càng lớn mạnh, chung tay với Đảng, Nhà nước và đồng bào trong nước thực hiện khát vọng, tầm nhìn phát triển đất nước vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đảng, Nhà nước, ngành Ngoại giao và đồng bào trong nước luôn đồng hành, sát cánh với đồng bào ta ở nước ngoài trong sự nghiệp đầy vinh quang này.

..."Quê hương đất mẹ đề huề mong con"

Xúc động chào đón đồng bào từ khắp nơi trên thế giới trở về mái nhà chung Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng Năm mới tốt đẹp nhất tới bà con kiều bào ta có mặt tại đây cùng toàn thể đồng bào đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài với sự rung cảm của tình quê Việt: “Mỗi năm Tết đến Xuân về / Quê hương đất mẹ đề huề mong con”.

Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng Năm mới tốt đẹp nhất tới bà con kiều bào. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chủ tịch nước nhắc lại những đẹp văn hóa truyền thống dân tộc ngàn đời, lắng sâu trong mỗi người con mang dòng máu Việt, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều luôn nhớ quê hương như “chim có tổ, người có tông” và như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà".

Chủ tịch nước cho biết, tình hình thế giới năm qua có nhiều biến động, chịu nhiều thách thức chưa từng có. Thiên tai khắc nghiệt, xung đột cục bộ, cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm đảo lộn kinh tế, cuộc sống trên toàn cầu. Kinh tế thế giới suy giảm và đang phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững; thất nghiệp, lạm phát tăng cao, đứt gãy các chuỗi cung ứng...

Đất nước cũng phải đối mặt với biết bao khó khăn, thách thức dồn dập như “sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa”, nhất là làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, việc làm và các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và gần đây là chủng mới Omicron khó lường.

Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, “trên, dưới” đồng lòng, “trong, ngoài” như một, với bản lĩnh vững vàng, hành động mạnh mẽ, sáng tạo, chúng ta đã thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa thích ứng, linh hoạt kiểm soát dịch, vừa giữ vững ổn định kinh tế xã hội, đạt nhiều thành tích và dấu ấn lớn.

​Năm 2021 đánh dấu nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Đó là thành công to lớn của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam đã tổ chức an toàn, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và từ 8/2021, cả nước đã có Ban lãnh đạo mới ở các cấp.

Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022

Chủ tịch nước khẳng định, trong bão táp, sóng cả của năm qua, dù chuyển động chậm hơn, nhưng "con tàu Việt Nam" vẫn tự tin tiến lên với những thành tựu toàn diện về kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa xã hội... thể hiện nội lực, tiềm năng, vị thế mới của đất nước. Đó là minh chứng cho bản lĩnh, khát vọng, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc, cả người dân trong nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài.

“Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta với thực thi nhiều quyết sách quan trọng. Nổi bật là Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị, ra đời từ tháng 3/2004, được nhiều bà con biết đến, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài cho mọi quyết sách và hành động trong gần 2 thập kỷ qua”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Nối tiếp Nghị quyết 36, trong tình hình mới, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 12 tháng 8/2021, yêu cầu thực hiện mạnh mẽ hơn nữa tinh thần "trách nhiệm" và sự "chăm lo" của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta ở nước ngoài.

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo cần "hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, để yên tâm hòa hợp, sinh sống, làm việc, học tập, giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hóa của dân tộc ta".

Muốn "chăm lo" tốt, “hỗ trợ” đúng thì phải thường xuyên gần gũi, lắng nghe để thấu hiểu những khó khăn, tâm tư của bà con và quyết tâm thực hiện các biện pháp tháo gỡ phù hợp, thiết thực; mặt khác phải quan hệ tốt với các nước, đối tác để tạo thuận lợi cho bà con ta sinh sống ổn định, phát triển ở sở tại.

Chủ tịch nước đánh giá cao kết quả triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong năm 2021 như đã kịp thời hỗ trợ các địa bàn, cộng đồng người Việt bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đồng thời, nhiều hoạt động kết nối trực tuyến cộng đồng với quê hương vẫn được duy trì.

“Vượt qua bão xoáy của dịch Covid-19, gần 600 chuyến bay đã đưa hơn 120.000 đồng bào ở nước ngoài trở về, dù cho trong nước còn rất nhiều khó khăn do dịch bệnh đang hoành hành. Mọi công việc dẫu còn chưa hoàn hảo, còn thiếu sót, nhưng đó là những nỗ lực “chăm lo”, là “nghĩa đồng bào” của quê hương đất Việt”, Chủ tịch nước nói.

Tô đẹp thêm hình ảnh cộng đồng Việt

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch nước bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn về dịch Covid-19, mà bà con phải đối mặt tại nơi xa Tổ quốc, nhưng càng tự hào hơn về những thành tựu đã đạt được.

Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tham quan triển lãm các tác phẩm do trẻ em yếu thế sáng tác. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“Cộng đồng nhiều nơi đã đoàn kết, ‘tương thân, tương ái’, nỗ lực thích ứng với dịch bệnh, giúp nhau phục hồi công việc làm ăn, kinh doanh... Một số nơi, cộng đồng người Việt Nam có tỷ lệ phục hồi nhanh hơn so với người bản địa và các sắc tộc nhập cư khác.

Điều vui hơn là, cộng đồng ta ở nhiều nơi còn hỗ trợ nhân dân, chính quyền sở tại trong dịch bệnh, tô đẹp thêm hình ảnh cộng đồng Việt ta”, Chủ tịch nước chia sẻ.

​Chủ tịch nước ấn tượng với nhiều trí thức giỏi, nhất là thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài ngày càng thành đạt, có nhiều thành công nổi bật. Một số trí thức, doanh nhân đã về nước khởi nghiệp, hợp tác hiệu quả... Số lượng chuyên gia, trí thức Việt Nam làm việc tại các cơ quan nhà nước sở tại, tổ chức quốc tế lớn, các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trên thế giới ngày càng nhiều người Việt Nam.

Vượt lên khó khăn, bà con ta đã có nhiều đóng góp quý báu cho đất nước. Trong thành công bước đầu của ngoại giao vaccine, có sự đóng góp ý nghĩa của Quỹ vaccine được bà con ta phát động trên toàn cầu và nỗ lực kết nối Việt Nam với các nguồn vaccine thiết bị, vật tư y tế quốc tế để đưa về nước kịp thời.

Mạng lưới chuyên gia trí thức kiều bào ta có nhiều tư vấn, sáng kiến hữu ích giúp đất nước về các vấn đề cấp bách và lâu dài. Lượng kiều hối 2021 tiếp tục tăng với tổng số đạt gần 14 tỷ USD, đó là tình cảm, sự sẻ chia luôn đong đầy của bà con ta với Tổ quốc và với bà con nơi quê nhà.

Khai mạc chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phu nhân chụp ảnh lưu niệm với tác giả bức tranh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“Chúng ta đang bước sang năm mới Nhâm Dần 2022 với những thời cơ và thách thức đan xen. Toàn dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng lòng thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", quyết tâm vượt qua mọi thách thức, khó khăn, phát huy tiềm năng đang bị kìm nén, để bật tăng trong phục hồi nhanh, phát triển mạnh mẽ với sức mạnh của “mãnh hổ” Nhâm Dần”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Những chuyến bay của Việt Nam vươn ra thế giới trong những ngày này để đón bà con về thăm quê hương và khách quốc tế là hình ảnh của sự khởi đầu tràn đầy tự tin và khát vọng của đất nước trong năm mới Nhâm Dần.

Việt Nam và các nước đang tích cực đàm phán để công nhận hộ chiếu vaccine của nhau, nới lỏng quy định cách ly, đảm bảo các điều kiện cần thiết để dần mở rộng hành lang đi lại an toàn với các nước.

Cuộc sống “bình thường mới” khi chúng ta có thể thích ứng, sống chung an toàn với dịch bệnh đang từng bước hình thành. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ, toàn diện.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng được quan tâm sâu sắc, trước mắt là đáp ứng mong mỏi trở về quê mẹ Việt Nam thân thương, đoàn tụ với gia đình, hay hoàn thành những dự định hợp tác, đầu tư, kinh doanh còn dang dở sau một thời gian dài bị chia cắt, gián đoạn vì dịch bệnh...

Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Các đại biểu tham dự chương trình chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sĩ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chương trình Xuân Quê hương 2022 là nhịp cầu kết nối yêu thương, là điểm hẹn đoàn viên của đồng bào ta ở nước ngoài hướng tới thời khắc linh thiêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

Chủ tịch nước chia sẻ với nhiều bà con chưa thể về quê đón Tết dịp này và gửi tới tất cả bà con ta, những người mang dòng máu con Lạc, cháu Hồng ở mọi nơi trên thế giới, tình cảm thân thương sâu lắng và xin sẻ chia tiết khí Xuân ấm áp và muôn sắc hoa tươi mới của đất trời quê hương Việt Nam.

Chủ tịch nước tin tưởng, đồng bào ở nước ngoài, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ luôn giữ vững tinh thần Việt Nam: luôn lạc quan, không nao núng trước khó khăn, thách thức; linh hoạt, sáng tạo trước thời cơ và luôn đoàn kết như lời Bác Hồ dạy: Lấy đoàn kết để xoay vần vận mệnh.

“Vận mệnh mới tốt đẹp hơn nhất định sẽ đến với chúng ta trong năm Nhâm Dần 2022, đó cũng là nốt thăng vút cao của bản nhạc mùa Xuân tràn đầy hào khí mạnh mẽ của khát vọng hùng cường và cùng hướng tới mục tiêu một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Một số tiết mục nghệ thuật biểu diễn tại chương trình:

Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Xuân Quê hương 2022: Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp gỡ, vinh danh kiều bào tiêu biểu tham dự Xuân Quê hương 2022

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp gỡ, vinh danh kiều bào tiêu biểu tham dự Xuân Quê hương 2022

Sáng 22/1, trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2022, Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã ...

Xuân Quê hương 2022: Hành trình ý nghĩa của đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quê hương

Xuân Quê hương 2022: Hành trình ý nghĩa của đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quê hương

Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2022, đoàn kiều bào tiêu biểu do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ...

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Quê hương 2024

Đọc thêm

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs PSG tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 2/5.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng ...
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động