Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 12-15/10: Việt Nam là nhà cung hạt điều số 1 ở Mỹ, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, vì sao giá gạo tăng mạnh?

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sợi dài làm từ polyester nhập khẩu từ Trung Quốc và 1 số thị trường, hạt điều Việt chiếm gần 90% thị phần tại Mỹ, tin vui với ngành cao su,… là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 12-15/10.
xuất khẩu hạt điều. (Nguồn: ocop.gov.vn)
Xuất khẩu ngày 12-15/1: Nhập khẩu hạt điều của Mỹ từ Việt Nam trong 7 tháng năm 2021 đạt 87.000 tấn, trị giá 545 triệu USD. (Nguồn: ocop.gov.vn)

Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Ngày 14/10, nhận lời mời của Bộ Thương mại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tham dự trực tuyến Lễ khai mạc Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) lần thứ 130 và Diễn đàn thương mại quốc tế Châu Giang 2021, diễn ra tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Canton Fair do Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Quảng Đông đồng chủ trì tổ chức từ năm 1957, được đánh giá là một trong những hội chợ có chất lượng và qui mô lớn nhất thế giới.

Hội chợ được tổ chức thường niên, 2 kỳ/năm, tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế thành phố Quảng Châu, mỗi kỳ hội chợ có 3 phiên giao dịch được phân bổ theo các nhóm ngành hàng khác nhau, trung bình mỗi phiên có quy mô trên 1,1 triệu m2 của khoảng 30.000 gian hàng và đón trên 200.000 lượt khách là các nhà nhập khẩu, phân phối và bán buôn quốc tế.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Canton Fair lần thứ 130 được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, diễn ra từ ngày 15-19/10/2021.

Tại kỳ hội chợ này, Ban tổ chức tổ chức kết hợp 3 phiên vào làm 1, chia thành 16 ngành hàng, 50 triển lãm chuyên đề, với qui mô 60.000 gian hàng trưng bày trực tiếp và 26.000 doanh nghiệp quốc tế, khách mua hàng toàn cầu tham gia theo hình thức trực tuyến.

Nhận thấy Canton Fair là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã chủ động phối hợp với Ban tổ chức hội chợ, các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam phổ biến thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia theo hình thức trực tuyến.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 91,41 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 38,5 tỷ USD, tăng 18,3%, nhập khẩu đạt 81,3 tỷ USD, tăng 41,1%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN.

Dự báo xuất khẩu cao su sang Mỹ tiếp tục tăng

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ đạt 26,08 nghìn tấn, trị giá 45,37 triệu USD, tăng 92,3% về lượng và tăng 144,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.740 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Mỹ đều tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: SVR 10 tăng 322,7% về lượng và tăng 474,4% về trị giá; RSS1 tăng 149,7% về lượng và tăng 165,3% về trị giá.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (8-14/10): Châu Âu loay hoay hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng, Nga nêu điều kiện ‘ra tay giúp đỡ’, Trung Quốc giảm tốc Kinh tế thế giới nổi bật tuần (8-14/10): Châu Âu loay hoay hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng, Nga nêu điều kiện ‘ra tay giúp đỡ’, Trung Quốc giảm tốc

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là RSS3 tăng 52,1%, RSS1 tăng 47,1%, SVR 10 tăng 35,9%; SVR CV50 tăng 30,1%...

Kinh tế Mỹ đang dần hồi phục, nhu cầu cao su được dự báo sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2023. Dự báo xuất khẩu cao su sang Mỹ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2021.

Hạt điều Việt Nam chiếm xấp xỉ 90% thị phần tại Mỹ

Tuy bị cạnh tranh mạnh từ một số nguồn cung khác, nhưng hạt điều Việt Nam vẫn tăng nhẹ về thị phần ở Mỹ và chiếm xấp xỉ 90%.

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế (Mỹ), 7 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu hạt điều đạt xấp xỉ trên 97.000 tấn, trị giá 615 triệu USD, tăng 0,5% về lượng, nhưng giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ 2020.

Bảy tháng năm 2021, Mỹ tăng khối lượng nhập khẩu hạt điều từ hầu hết các nguồn cung chính, nhưng mức tăng từ Việt Nam thấp nhất.

Nhập khẩu hạt điều của Mỹ từ Việt Nam trong 7 tháng năm 2021 đạt 87.000 tấn, trị giá 545 triệu USD, tăng 0,7% về lượng, nhưng giảm 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trên diện rộng và kéo dài. Bên cạnh đó, giá cước phí vận chuyển ở mức cao đã tác động tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Mỹ.

Ngoài ra, hạt điều Việt Nam còn chịu sự canh tranh từ thị trường Bờ Biển Ngà và Nigeria, nhưng thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn tăng nhẹ từ 89,08% trong 7 tháng năm 2020 lên 89,26% trong 7 tháng 2021.

Điều này cho thấy, ngành điều Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Mỹ nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.

Giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

Theo thống kê của Oryza, phiên giao dịch ngày 12/10, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục thiết lập giá mới sau khi tăng liên tiếp trong tuần trước. Cụ thể, gạo 5% tấm đã tăng 5 USD, lên 438-442 USD/tấn; gạo 25% tăng mạnh 10 USD, lên 413-417 USD/tấn.

Lý giải nguyên nhân giá gạo Việt tăng, một doanh nghiệp có trụ sở tại Long An cho biết, hiện vụ Hè Thu đã thu hoạch hết trong khi chính phủ đang tăng lượng dự trữ quốc gia, từ đó kéo giá cả trong nước và xuất khẩu tăng lên.

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tích cực khôi phục sản xuất trở lại để đáp ứng tiến độ giao hàng trong 3 tháng còn lại của năm 2021 cũng như nhu cầu từ nhiều thị trường nhập khẩu lớn tại châu Á cho nhu cầu cuối năm.

Được biết, trong tháng 9, cả nước đã xuất khẩu thành công 530.000 tấn gạo, trị giá 261 triệu USD; trong khi tháng 8/2021 xuất khẩu gạo chỉ đạt mức 430.000 tấn và trị giá 211 triệu USD.

Tính đến hết tháng 9/2021, theo thống kê từ Bộ Công Thương, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 4,516 triệu tấn, trị giá 2,389 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việc xuất khẩu sụt giảm nhẹ là do ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch thứ 4 lan rộng tại khắp các địa phương phía Nam khiến nhiều nhà máy phải tạm ngưng, các cảng cũng hạn chế đóng rút hàng để chấp hành quy định chống dịch.

Tuy nhiên, với việc hoạt động trở lại từ cuối tháng 9/2021, Hiệp hội Lương thực Việt Nam vẫn kỳ vọng năm nay nước ta có thể xuất khẩu được 6-6,2 triệu tấn gạo các loại, với kim ngạch đạt khoảng 3,325 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ cán mốc trên 6 triệu tấn. (Nguồn: Lao Động)
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tích cực khôi phục sản xuất trở lại để đáp ứng tiến độ giao hàng trong 3 tháng còn lại của năm 2021. (Nguồn: Lao Động)

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sợi dài làm từ polyester nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đã áp dụng trước đó theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester từ các quốc gia nói trên.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 4/2020 trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11/2019.

Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, để tạo điều kiện cho các bên liên quan chuẩn bị đầy đủ thông tin, số liệu cũng như để làm rõ tác động của hành vi bán phá giá tới hoạt động của ngành sản xuất trong nước, kể cả các ngành sản xuất hạ nguồn, Bộ Công Thương đã gia hạn thời hạn điều tra vụ việc đến ngày 6/10/2021.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia gia tăng đột biến.

Hơn nữa, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 258 nghìn tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, Bộ Công Thương nhận định, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (8-14/10): Châu Âu loay hoay hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng, Nga nêu điều kiện ‘ra tay giúp đỡ’, Trung Quốc giảm tốc

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (8-14/10): Châu Âu loay hoay hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng, Nga nêu điều kiện ‘ra tay giúp đỡ’, Trung Quốc giảm tốc

Châu Âu tìm cách hạ nhiệt giá khí đốt đang tăng cao, Nga nêu điều kiện tăng nguồn cung, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ...

TS. Nguyễn Quốc Việt: Xuất khẩu khối FDI góp phần ‘đảo chiều’ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Việt: Xuất khẩu khối FDI góp phần ‘đảo chiều’ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trao đổi với TG&VN, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, trong ngắn hạn, ...

(tổng hợp)