Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 4-10/3: Nhờ EVFTA, cá ngừ tươi, đông lạnh và khô vào EU tăng phi mã; 'cửa sáng' cho hàng dệt may từ thị trường Brazil

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia; xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và khô sang thị trường EU tăng hơn 300 lần; cửa sáng cho hàng dệt may từ thị trường Brazil... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 4-10/3.
Xuất khẩu ngày 4-10/3: Nhờ EVFTA, cá ngừ tươi, đông lạnh và khô vào EU tăng phi mã; 'cửa sáng' cho hàng dệt may từ thị trường Brazil
Hai tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia ghi nhận tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: VASEP)

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hai tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia ghi nhận tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Tôm, cá tra và một số loài cá biển là nhóm ngành hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Trong đó, tôm chiếm trên 60% kim ngạch với 34 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 70%, đạt hơn 6 triệu USD; xuất khẩu các mặt hàng cá biển khác (trừ cá ngừ) tăng mạnh 72%.

Theo VASEP, Australia là thị trường tiềm năng với hơn 65% lượng tiêu thụ thủy sản trong nước đến từ nguồn nhập khẩu. Hiện Australia nhập khẩu thủy sản từ hơn 95 thị trường trên thế giới, trong đó Việt Nam là nguồn cung thủy sản hàng đầu của nước này, chiếm trên 22% tổng kim ngạch nhập khẩu của Australia.

VASEP cho rằng, đây là thị trường có dư địa tốt cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhờ hiệp định CPTPP, mối quan hệ hợp tác tốt và sự quan tâm tích cực của Chính phủ hai nước cho hoạt động thương mại, trong đó có giao thương thủy sản.

Sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục từ 197 triệu USD năm 2018 lên 365 triệu USD năm 2022. Trong bối cảnh sụt giảm chung của thế giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này xuống mức 312 triệu USD năm 2023.

Ngoài ra, Australia cũng là đối tác cung cấp thủy sản cho doanh nghiệp Việt Nam, với sản phẩm chủ đạo là tôm hùm đá với khối lượng nhập khẩu khoảng 40.000 tấn/năm.

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ 37 thị trường

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu gần 62,44 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 127,52 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với tháng 12/2023; tuy nhiên, so với tháng 1/2023 tăng 76,2% về lượng và tăng 72% về trị giá.

Trong tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 29,53% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của cả nước.

Tháng 1/2024, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt gần 18,44 nghìn tấn, trị giá 55,36 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 11,8% về trị giá so với tháng 12/2023; So với tháng 1/2023 tăng 184,9% về lượng và tăng 190,7% về trị giá.

Trong tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Lượng và trị giá nhập khẩu các chủng loại này đều tăng mạnh so với tháng 1/2023.

Tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu 5,86 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 13,01 triệu USD, giảm 22,9% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 12/2023. Tuy nhiên, so với tháng 1/2023 tăng 19,2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá. Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.221 USD/tấn, giảm 3,1% so với tháng 12/2023 và giảm 5,6% so với tháng 1/2023.

Tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 14 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 44,63%; Nga chiếm 25,29%; Canada chiếm 8,36% tổng lượng thịt heo nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2024. Trừ Nga, lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này đều tăng mạnh so với tháng 1/2023.

Xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và khô sang thị trường EU tăng hơn 300 lần

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU tiếp tục bứt phá so với cùng kỳ năm 2023, với mức tăng 96%, đạt hơn 17 triệu USD.

Xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và khô mã HS03 (trừ thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304) tăng gấp 317 lần. Xuất khẩu cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là loin cá ngừ hấp đông lạnh, tăng gấp hơn 9 lần.

Tin liên quan
Việt Nam Việt Nam 'bỏ túi' hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu cá ngừ, thị trường Mỹ tăng trưởng ấn tượng

Điều này cho thấy những ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữ EU và Việt Nam (EVFTA) đang tạo ra sức hút lớn cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam trong tháng đầu năm.

Tháng 1/2024, cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 21 nước thành viên của EU. Trong đó, Italy, Đức và Hà Lan vẫn là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ cả Việt Nam. Hiện xuất khẩu sang cả 3 thị trường kể trên đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tại thị trường Italy, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng “phi mã” trong tháng đầu năm 2024, với mức tăng 364% so với tháng 1/2023. Italy hiện đang nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ tươi và đông lạnh của Việt Nam.

Cùng với Italy, xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan cũng đang tăng mạnh. Nếu như tháng 1/2023, Việt Nam không xuất được mấy đơn hàng sang thị trường này, năm 2024 Ba Lan hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 4 trong khối với doanh số đạt hơn 1,6 triệu USD.

Ngoài Ba Lan, xuất khẩu sang Thụy Điển, Bỉ và Cộng hòa Cyprus cũng đang tăng phi mã lần lượt là gấp 11 lần, gấp 2 lần và gấp 5 lần.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dự kiến xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ tiếp tục tăng trong quý đầu năm do tác động của ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA. Mặc dù, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm nhiệt, tuy nhiên căng thẳng tại Biển Đỏ đã khiến giá cước vận tải tăng cao sẽ khiến cho giá cá ngừ thành phẩm vẫn sẽ cao sẽ kìm hãm nhu cầu tại các thị trường.

Ngoài ra, "thẻ vàng IUU" tiếp tục là thách thức, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất...

Cửa sáng cho hàng dệt may từ thị trường Brazil

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngày 21/3 tới đây, Đại sứ quán Brazil tại Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức “Hội thảo giao thương Brazil - Việt Nam”.

Hội thảo hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm độc đáo và là cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp, công ty hàng đầu Brazil và Việt Nam, mở ra các cơ hội hợp tác, phát triển trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng của hai quốc gia. Công tác kết nối sẽ được cấp Chính phủ và lãnh đạo quốc gia Brazil trực tiếp điều hành, chỉ đạo và hỗ trợ nhằm thắt chặt tinh thần hợp tác.

Cùng với da giày, đồ gỗ và vật liệu xây dựng, y tế và thiết bị phụ trợ… dệt may thời trang là đối tượng ngành hàng được “nhắm" tới trong sự kiện.

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tháng 1/2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,2 triệu USD giá trị hàng dệt may sang thị trường Brazil. Brazil cũng là một trong số thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ.

Theo ông Ngô Xuân Tỵ - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Brazil, Brazil là quốc gia đông dân thứ 6 trên thế giới với hơn 215 triệu người và diện tích đứng thứ 5 thế giới với hơn 8,5 triệu km2. Brazil hiện có nhiều thuận lợi trong phát triển thương mại toàn cầu khi là nhà cung cấp nhiều nguyên vật liệu quan trọng cho các ngành sản xuất cho thế giới. Quan trọng hơn, Brazil là thị trường không khó tính, tương đối mở và thị hiếu người dân rất đa dạng, nhu cầu lớn là cơ hội tốt cho hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nói riêng.

"Một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu vào Brazil như: Máy móc thiết bị, điện tử, dệt may, da giày, thuỷ sản… Thực tế những mặt hàng này ghi nhận tăng trưởng liên tục trong xuất khẩu những năm qua”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Brazil thông tin.

Xuất khẩu ngày 2-4/9: Việt Nam 'ghi điểm' tại thị trường UAE; dệt may xuất siêu trên 12 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tháng 1/2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,2 triệu USD giá trị hàng dệt may sang thị trường Brazil. (Nguồn: Báo Công Thương)

Dù được nhận định có nhiều cơ hội mở rộng thị phần, tuy nhiên thị trường Brazil tiềm ẩn nhiều thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, khoảng cách địa lý quá xa khiến chi phí logistics tăng cao. Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do hoặc thỏa thuận thương mại với Brazil do vậy, hàng Việt xuất khẩu vào thị trường này chịu thuế rất cao, có những mặt hàng lên tới 35% như sản phẩm dệt may, da giày.

Cũng như một số quốc gia khu vực Nam Mỹ khác, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước rất cao, Chính phủ Brazil đang xem xét nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là với sản phẩm ảnh hưởng tới thị trường nội địa. Đây là vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore cũng là thách thức lớn.

(tổng hợp)

Xuất khẩu ngày 18-24/12: Thêm một loại quả đi đường chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; quốc gia nào đang mua mạnh tay 'vàng đen' của Việt Nam?

Xuất khẩu ngày 18-24/12: Thêm một loại quả đi đường chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; quốc gia nào đang mua mạnh tay 'vàng đen' của Việt Nam?

Thêm một loại quả xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; doanh nghiệp xuất khẩu đạt gần 355 tỷ USD; quốc gia Đông ...

Xuất khẩu ngày 1-7/1: Tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt vào thị trường Hoa Kỳ; doanh nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan

Xuất khẩu ngày 1-7/1: Tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt vào thị trường Hoa Kỳ; doanh nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt vào thị trường Hoa Kỳ; Việt Nam vào nhóm xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới; ...

Xuất khẩu ngày 8-14/1: Thị trường Brazil ưa chuộng cá tra; Việt Nam sở hữu sản vật ngàn đô, các nước đua nhau săn lùng

Xuất khẩu ngày 8-14/1: Thị trường Brazil ưa chuộng cá tra; Việt Nam sở hữu sản vật ngàn đô, các nước đua nhau săn lùng

Xuất khẩu chè đạt mức thấp nhất trong 7 năm qua; Thị trường Brazil ưa chuộng cá tra; Việt Nam sở hữu sản vật ngàn ...

Xuất khẩu ngày 15-21/1: Lộ diện 'đối thủ' mới của sầu riêng Việt; Nước nào mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam năm 2023?

Xuất khẩu ngày 15-21/1: Lộ diện 'đối thủ' mới của sầu riêng Việt; Nước nào mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam năm 2023?

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí “quán quân” về xuất khẩu; lộ diện đối thủ mới của sầu riêng Việt; năm 2023, ...

Xuất khẩu ngày 22-28/1: Bơ, chanh leo sắp vào Trung Quốc qua 'cửa chính'; cảnh báo khẩn về lừa đảo thương mại từ thị trường Hà Lan

Xuất khẩu ngày 22-28/1: Bơ, chanh leo sắp vào Trung Quốc qua 'cửa chính'; cảnh báo khẩn về lừa đảo thương mại từ thị trường Hà Lan

Bơ, chanh leo sắp được vào Trung Quốc qua "cửa chính"; cảnh báo khẩn về lừa đảo thương mại từ thị trường Hà Lan... là ...