Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ròng suy giảm, kinh tế Indonesia vẫn gặt hái thành tựu nhờ những điểm sáng nào?

Thành tựu kinh tế của Indonesia trong thời gian qua được hỗ trợ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển bền vững.
(Nguồn: Indonesia Expat)
Nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng bền vững với tốc độ ổn định trong những năm tới (2025) nhờ chi tiêu công tăng, đầu tư kinh doanh tăng và nhu cầu tiêu dùng ổn định. (Nguồn: Indonesia Expat)

Ngân hàng thế giới (WB) nhận định như vậy trong báo cáo mới nhất có tiêu đề Triển vọng kinh tế Indonesia ấn bản tháng 6/2024.

WB tuyên bố, khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng và nhất quán đã trở thành cơ sở cho sự thành công của hoạt động kinh tế Indonesia, được thị trường công nhận.

Theo báo cáo, tỷ lệ hoán đổi nợ xấu và chênh lệch chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi JP-Morgan (EMBI) ở Indonesia tiếp tục giảm kể từ đại dịch Covid-19 và thấp hơn so với một số quốc gia tương đương.

Tin liên quan
Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì? Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Cơ quan xếp hạng tín dụng này cũng duy trì xếp hạng mức đầu tư cho tín dụng chính phủ, trong đó có triển vọng ổn định, nhờ đó Indonesia đã thành công trong việc vượt qua các cú sốc bên ngoài, thu hút đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng.

Giám đốc WB tại Indonesia và Timor-Leste Carolyn Turk cho rằng, điều quan trọng là phải duy trì các chính sách vĩ mô thận trọng, đáng tin cậy và minh bạch, đồng thời tạo ra không gian tài chính cho phép ưu tiên chi tiêu cho bảo trợ xã hội cũng như đầu tư vào vốn con người và cơ sở hạ tầng.

Không chỉ thế, WB ước tính, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng bền vững với tốc độ ổn định trong những năm tới (2025) nhờ chi tiêu công tăng, đầu tư kinh doanh tăng và nhu cầu tiêu dùng ổn định.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia được dự đoán sẽ đạt trung bình 5,1% mỗi năm từ năm 2024 đến năm 2026, mặc dù phải đối mặt với những trở ngại ngày càng tăng từ giá hàng hóa giảm, biến động giá lương thực và năng lượng ngày càng tăng cũng như bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.

Mức tăng trưởng GDP 5,1% của Indonesia trong quý I/2024 vẫn ở mức cao và vượt mức tăng trưởng trung bình của các nước thu nhập trung bình.

Ngoài ra, tiêu dùng tư nhân đạt 57% mức tăng trưởng GDP, phản ánh niềm tin của người tiêu dùng được hỗ trợ bởi lạm phát sản phẩm phi thực phẩm giảm, lương công chức tăng và hiệu suất dịch vụ tiêu dùng tốt. Cũng theo ông Turk, tiêu dùng công cộng tăng trở lại trong quý I/2024, nhờ bầu cử và chi tiêu xã hội.

"Đây là lý do tích cực thúc đẩy kinh tế Indonesia bất chấp xuất khẩu ròng suy giảm do nhu cầu toàn cầu yếu và giá hàng hóa giảm", WB nhận định.

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng ...

Kinh tế tăng trưởng, thị trường lao động khởi sắc, Fed có khả năng hạ lãi suất sớm

Kinh tế tăng trưởng, thị trường lao động khởi sắc, Fed có khả năng hạ lãi suất sớm

Nền kinh tế này có những tiến bộ tăng trưởng hàng tháng kể từ cuối năm 2023 - một bước đệm để các quan chức ...

EU quyết tâm bịt 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á

EU quyết tâm bịt 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua vòng trừng phạt mới đối với Nga, lần đầu tiên nhắm vào ngành khí tự ...

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) hủy quyết định áp thuế đối với xe điện (EV) của nước này trước ngày 4/7, sau ...

EU 'chốt hạ' sử dụng tài sản Nga; chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 14, thêm 116 cá nhân và tổ chức bị 'gọi tên'

EU 'chốt hạ' sử dụng tài sản Nga; chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 14, thêm 116 cá nhân và tổ chức bị 'gọi tên'

Ngày 24/6, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib tuyên bố, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận cuối ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn