Nhỏ Bình thường Lớn

Xung đột Israel-Hamas: 'Diễn biến lạ' trên thị trường dầu mỏ, ván cờ lớn của Mỹ và Saudi Arabia?

Cuộc xung đột Israel-Hamas cho đến nay vẫn chưa khiến giá năng lượng tăng vọt, đây có phải là một diễn biến khác thường?
Xung đột Israel-Hamas: 'Diễn biến lạ' trên thị trường dầu mỏ, ván cờ lớn của Mỹ và Saudi Arabia?. (Nguồn: Getty)
Xung đột Israel-Hamas: 'Diễn biến lạ' trên thị trường dầu mỏ, ván cờ lớn của Mỹ và Saudi Arabia? (Nguồn: Getty)

Xung đột ở Trung Đông thường đồng nghĩa với sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng, bởi một số quốc gia tại khu vực này đóng vai trò trung tâm trong sản xuất dầu mỏ và khí đốt toàn cầu.

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 20/10/2023: Giá vàng thế giới thiết lập các mức cao mới, vàng SJC tăng không ngừng, vàng 9999 lập kỷ lục Giá vàng hôm nay 20/10/2023: Giá vàng thế giới thiết lập các mức cao mới, vàng SJC tăng không ngừng, vàng 9999 lập kỷ lục

Các cuộc tấn công và trả đũa giữa hai lực lượng Israel và Palestin đã đẩy toàn bộ khu vực vào một kỷ nguyên mới vô cùng bất ổn, cả về chính trị lẫn các mặt khác.

Các nhà phân tích thị trường năng lượng đang cố gắng tìm hiểu tác động của “điểm nóng” này đối với giá dầu toàn cầu, vốn đã đi theo quỹ đạo kịch tính kể từ năm 2020, sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành và cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa thể nhìn thấy hồi kết.

Israel chỉ quan trọng với khí đốt

Khi thế giới phản ứng với các sự kiện ở Israel vào cuối tuần qua, giá dầu thô đã tăng gần 5% lên 89 USD (83 Euro)/thùng vào ngày đầu tiên của tuần kế tiếp (9/10). Lo ngại rủi ro và những bất định xung quanh các vấn đề nguồn cung tiềm năng đã gây ra sự gia tăng đột biến tức thì, nhưng nhìn chung giá vẫn khá ổn kể từ sau đó.

Tuy cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu mỏ, nhưng nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông - khu vực sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã khiến các chuyên gia lo lắng.

Bà Gita Gopinath, một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định: "Nếu điểm nóng hiện tại trở thành một cuộc xung đột rộng hơn và khiến giá dầu tăng cao, chắc chắn sẽ tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lo ngại về khả năng cuộc xung đột Israel-Hamas hiện nay phát triển thành quy mô rộng hơn. Bằng chứng mới nhất là vụ tấn công vào Bệnh viện Al-Ahli al-Arabi ở dải Gaza khiến hàng trăm người thương vong.

Đà tăng của giá xăng dầu dường như đang được củng cố khi giới quan sát nhận định Israel sẽ sớm triển khai các chiến dịch quân sự mới. Vua Jordan Abdullah II đã lên tiếng cảnh báo “Toàn bộ khu vực đang trên bờ vực thẳm” nếu như cuộc xung đột giữa Israel với nhóm Hamas bùng phát, lôi kéo các bên khác tham gia.

Trở lại với cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 đã khiến giá cả tăng vọt. Đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ kịch tính nhất thế kỷ 20 diễn ra sau xung đột ở Trung Đông. Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 chứng kiến một số quốc gia Arab tấn công Israel (Yom Kippur là tên Lễ đền tội của người Do Thái).

Các nhà sản xuất dầu lớn nhất khu vực, dẫn đầu là Saudi Arabia, sau đó đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các quốc gia ủng hộ Israel, như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Hà Lan, dẫn đến một cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khiến giá dầu tăng hơn 300%.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn thứ hai diễn ra vào năm 1979 sau Cách mạng Hồi giáo ở Iran và sự sụt giảm sản lượng dầu sau đó diễn ra ở nước này. Cuộc khủng hoảng đó đã chứng kiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm khoảng 4%, với giá một thùng dầu thô tăng hơn gấp đôi.

Cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy những gì đã xảy ra ở Israel sẽ gây ra những cuộc khủng hoảng lớn như vậy. Giá hiện nay sau nhiều phiên tăng liên tiếp gần đây vẫn thấp hơn so với con số 97 USD/thùng đạt được vào cuối tháng 9. Những cảnh báo vào thời điểm đó cho rằng, giá dầu sẽ sớm vượt qua mức 100 USD/thùng giờ đây có vẻ chưa thành hiện thực.

Nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil Associates ngày 11/10 nói với giới truyền thông, “Cả dầu WTI và Brent đều giảm giá vào ngày 10/10 do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung đột ngột và bất ngờ đã bị gạt sang một bên”.

Giám đốc điều hành Carole Nakhle của Công ty Tư vấn năng lượng Crystol Energy nhận định,“Áp lực tăng giá phần lớn là do ‘lo ngại’ về sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng. Nhưng cho đến nay, chưa có kịch bản nào như vậy xảy ra”.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn lo lắng vì nguy cơ xung đột trở nên tồi tệ và lan rộng. Ông Magid Shenouda, Phó giám đốc điều hành của Công ty Kinh doanh hàng hóa Thụy Sỹ Mercuria, cho biết, ông tin chắc giá có thể vượt mức 100 USD/thùng nếu tình hình leo thang.

Mặc dù Israel không phải là nhà sản xuất dầu lớn, nhưng nước này lại đóng vai trò quan trọng trong ngành khí đốt toàn cầu. Sau các cuộc tấn công của Hamas, nước này đã đóng cửa mỏ khí đốt tự nhiên Tamar, cách bờ biển phía Nam khoảng 25 km (15 dặm).

Israel xuất khẩu một lượng lớn khí đốt sang các nước láng giềng là Ai Cập và Jordan. Việc đóng cửa đã dẫn đến lo ngại rằng, thị trường khí đốt toàn cầu sẽ trở nên thắt chặt hơn so với thời gian gần đây.

Ai Cập sử dụng khí đốt của Israel cho một số hoạt động xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của mình và việc đóng cửa ở Tamar có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu LNG của Ai Cập sang châu Âu và các nơi khác. Tuy nhiên, mỏ khí đốt lớn nhất Israel Leviathan vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Sự không chắc chắn nằm ở việc mỏ Tamar sẽ ngừng hoạt động trong bao lâu. Các chuyên gia cho biết, việc đóng cửa kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng xuất khẩu của Israel sang Ai Cập và Jordan, điều này sẽ có tác động dây chuyền đến thị trường LNG toàn cầu. Tuy nhiên, chuyên gia Carole Nakhle cho biết, bà không cho rằng việc đóng cửa Tamar sẽ có “tác động đáng kể” đến giá xăng dầu.

“Trò chơi chính trị”

Cuộc khủng hoảng ở Israel xảy ra vào thời điểm thị trường năng lượng toàn cầu vốn đã căng thẳng, do tình trạng bất ổn do xung đột quân sự ở Ukraine. Kết hợp hậu quả của đại dịch và các yếu tố khác - đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu rộng lớn hơn vào năm 2021-23.

Tin liên quan
Một quốc gia châu Âu cố cứu vãn quan hệ với Nga, EU tính sử dụng ‘con bài’ mặc cả Một quốc gia châu Âu cố cứu vãn quan hệ với Nga, EU tính sử dụng ‘con bài’ mặc cả

Giá dầu đã giảm từ mức đỉnh 115 USD đạt được vào tháng 6/2022, bất chấp việc cắt giảm sản lượng từ Saudi Arabia và các đồng minh trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) từ hồi cuối tháng 9.

Ngày 4/10, vài ngày trước cuộc tấn công ở Israel, OPEC xác nhận họ sẽ duy trì việc cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2023. Nhưng ngay cả sau tin tức đó, giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm kể từ cuối tháng 9.

Việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia, các thành viên OPEC khác và Nga có nghĩa là có công suất dự phòng không phải vấn đề đáng lo ngại, trong trường hợp nguồn cung dầu bất ngờ bị cắt giảm. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn về cách Riyadh phản ứng trước những căng thẳng gần đây với Mỹ.

Giới quan sát đánh giá, mối lo ngại lớn nhất nằm ở những gián đoạn từ xung đột Israel-Hamas sẽ khiến thị trường dầu mỏ bị chính trị hóa sâu hơn

Vai trò của Iran cũng đang được theo dõi chặt chẽ. Dù Washington đã áp lệnh trừng phạt đối với hoạt động mua bán dầu mỏ của Iran từ lâu, nhưng gần đây nó đã chảy một lượng đáng kể sang Trung Quốc và các nơi khác, làm dịu thị trường dầu mỏ sau các hạn chế đối với dầu của Nga.

Các chuyên gia nhận định, “có một trò chơi địa chính trị lớn đang diễn ra ở đây”.

Saudi Arabia đang chơi “một ván cờ lớn”. Trong khi đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông với Israel và Mỹ, Saudi Arabia từ chối mọi nỗ lực của Washington nhằm giữ giá xăng và khí đốt ở mức thấp. Điều này về cơ bản phù hợp với lợi ích của Nga. Saudi Arabia cũng mở các kênh đàm phán với Trung Quốc.

Còn phía bên kia, Washington đang nhắm mắt làm ngơ trước hoạt động buôn bán dầu mỏ giữa Iran và Trung Quốc. Lý do là, càng mua nhiều dầu từ Iran, Trung Quốc càng gây ít áp lực lên thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn bị Saudi Arabia và Nga hạn chế nguồn cung. Đây là cách Mỹ duy trì một thị trường ổn định.

Các chuyên gia lo ngại “cục diện mong manh” trên có thể bị phá vỡ nếu Israel hay Mỹ áp dụng chiến lược mạnh tay với Iran, giữa thời điểm xung đột Israel-Hamas leo thang như hiện nay.

Nếu kịch bản đó xảy ra, Eo biển Hormuz, nơi 17 triệu thùng dầu đi qua mỗi ngày, có thể đóng cửa. Bóng ma “chiến tranh tàu chở dầu” kéo dài 8 năm giữa Iraq và Iran vào những năm 1980 có thể trở lại.

Cũng có suy đoán rằng, các quốc gia giàu khí đốt như Qatar có thể ngừng xuất khẩu để phản đối hành động quân sự của Israel. Theo chuyên gia Nakhle: “Những tin đồn về Qatar vẫn chỉ là 'tin đồn'. "Tất nhiên, xuất khẩu khí đốt tự nhiên mang lại cho một quốc gia như Qatar đòn bẩy chính trị đáng kể, nhưng tiểu vương quốc này nhận ra việc cố tình cắt giảm nguồn cung có thể gây tổn hại như thế nào đến danh tiếng của họ như một nhà cung cấp đáng tin cậy, điều mà Qatar đã nỗ lực bảo vệ".

Hiện tại, cuộc khủng hoảng chưa lan sang thị trường năng lượng toàn cầu, nhưng nguy cơ leo thang đã khiến thị trường phải cảnh giác. Một số ý kiến lại cho rằng, những đối trọng như Mỹ và Saudi Arabia có thể giúp bình ổn giá dầu, dù không nhanh chóng.

Một quốc gia châu Âu cố cứu vãn quan hệ với Nga, EU tính sử dụng ‘con bài’ mặc cả

Một quốc gia châu Âu cố cứu vãn quan hệ với Nga, EU tính sử dụng ‘con bài’ mặc cả

Tổng thống Nga Putin vừa có cuộc nói chuyện trực tiếp hiếm hoi với một nhà lãnh đạo EU - Thủ tướng Hungary Viktor Orban, ...

Ukraine cần gấp 42,9 tỷ USD, phương Tây 'chuyển hướng' quan tâm, Kiev khó biến cam kết thành đảm bảo

Ukraine cần gấp 42,9 tỷ USD, phương Tây 'chuyển hướng' quan tâm, Kiev khó biến cam kết thành đảm bảo

Nhu cầu hỗ trợ tài chính từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là dành cho chi tiêu xã hội và nhân đạo năm ...

Kinh tế Mỹ bất ngờ nhận tin vui

Kinh tế Mỹ bất ngờ nhận tin vui

Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 18/10, hoạt động xây dựng nhà ở mới của nước này đã tăng trở ...

Giá vàng hôm nay 20/10/2023: Giá vàng thế giới thiết lập các mức cao mới, vàng SJC tăng không ngừng, vàng 9999 lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/10/2023: Giá vàng thế giới thiết lập các mức cao mới, vàng SJC tăng không ngừng, vàng 9999 lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/10/2023 thiết lập các mức cao mới, đạt mức tăng cao nhất trong hơn hai tháng qua. Tâm lý ngại rủi ...

Giá cà phê hôm nay 20/10/2023: Giá cà phê vọt lên trên khắp các sàn, robusta xanh sàn 7 phiên liên tiếp, xuất khẩu robusta từ Brazil tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 20/10/2023: Giá cà phê vọt lên trên khắp các sàn, robusta xanh sàn 7 phiên liên tiếp, xuất khẩu robusta từ Brazil tăng mạnh

Xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 10 của Việt Nam đạt 17.838 tấn (khoảng 300 nghìn bao), đưa xuất khẩu 9,5 tháng đầu ...

(theo DW, Bloomberg)