Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Ấn Độ hồi tháng 9/2023, sáng kiến cơ sở hạ tầng quốc tế đầy tham vọng nối Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu (Hành lang kinh tế IMEC) được coi vừa là giải pháp có khả năng thay thế, vừa là “đối trọng” cạnh tranh trực tiếp với Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc.
Ba nhà lãnh đạo Ấn Độ, EU và Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 9/9. (Nguồn: Reuters) |
Sáng kiến tham vọng của Mỹ
Được biết, ý tưởng về một Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu được hình thành sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Saudi Arabia hồi tháng 7/2022. Trong chuyến thăm, Tổng thống Biden nhấn mạnh nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn.
Tin liên quan |
EU thừa nhận khó ‘dứt tình’ với Nga, bởi những ràng buộc dùng dằng không dứt |
Trong biên bản ghi nhớ phối hợp thực hiện sáng kiến trên, Saudi Arabia, EU, Ấn Độ UAE, Pháp, Đức, Italy và Mỹ cam kết ủng hộ hợp tác để thiết lập IMEC - Hành lang kinh tế được kỳ vọng sẽ kích thích phát triển kinh tế thông qua tăng cường kết nối và hội nhập kinh tế giữa châu Á, vùng vịnh A-Rập và châu Âu.
IMEC được thiết kế gồm 2 hành lang vận tải riêng biệt trên bộ và trên biển. Hành lang phía Đông kết nối Ấn Độ với Vịnh Ba Tư và hành lang phía Bắc kết nối Vịnh Ba Tư với châu Âu.
Dự kiến, hành lang IMEC sẽ bao gồm một tuyến đường sắt mà sau khi hoàn thành sẽ cung cấp mạng lưới vận chuyển từ tàu đến đường sắt xuyên biên giới có chi phí thấp, để bổ sung cho các tuyến vận tải đường bộ và đường biển hiện có - cho phép hàng hóa và dịch vụ vận chuyển đến, đi giữa Ấn Độ, UAE, Saudi Arabia, Jordan, Israel và châu Âu.
Đánh giá dự án IMEC có tiềm năng to lớn, chuyên gia độc lập về thị trường toàn cầu Mikhail Belyaev cho rằng, đằng sau dự án này là nỗ lực của Mỹ đang dốc toàn lực nhằm giữ một khu vực đang dần tuột khỏi quỹ đạo của mình.
Còn chuyên gia Alexey Kupriyanov, thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Primakov (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đánh giá, nỗ lực mới của Mỹ là nhằm tạo ra một vành đai Á-Âu, như một giải pháp cạnh tranh trực tiếp, thay thế Vành đai và con đường của Trung Quốc tại khu vực này.
Tuy nhiên, từ khi Israel tiến hành các cuộc tấn công vào Gaza để đáp trả cuộc đột kích ngày 7/10 của phiến quân Hamas, khu vực này đã rơi vào tình trạng bất ổn khi cuộc giao tranh này trở thành cuộc xung đột nguy hiểm nhất trong 5 cuộc chiến ở Gaza.
Chuyên gia Chintamani Mahapatra, người sáng lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kalinga ở New Delhi, cho biết: “Bây giờ chúng ta đang đối mặt với nguy cơ cuộc chiến này lan sang khu vực rộng lớn hơn và đó là một thử thách thực tế đối với IMEC. Trong bối cảnh cuộc xung đột này, nguy cơ toàn bộ ý tưởng về IMEC đang dần mất đi”.
Xung đột Israel-Hamas như nhắc nhở rằng, dự án IMEC liên quan đến việc đi qua một số khu vực bất ổn nhất ở Trung Đông. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc chiến này là một “hồi chuông cảnh báo” về quy mô thách thức mà IMEC sẽ phải đối mặt.
Michael Kugelman - Giám đốc Viện Nam Á tại Trung tâm Wilson ở Washington bình luận, “Cuộc chiến mới này là một lời cảnh tỉnh về việc xây dựng hành lang mới sẽ khó khăn như thế nào. Đây không chỉ là vấn đề thách thức tài chính, mà còn là sự ổn định và hợp tác ngoại giao. Chiến tranh cho thấy rõ một cách đau đớn rằng, những yếu tố này vẫn khó nắm bắt”.
"Khi bụi lắng xuống Tây Á", IMEC sẽ phát triển
Khi IMEC được công bố, nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel của Washington đang tiến triển và có nhiều hy vọng rằng, điều này sẽ làm thay đổi sự cạnh tranh lâu dài ở Trung Đông. Mối liên kết đáng tin cậy giữa Saudi Arabia và Israel là một yếu tố quan trọng của dự án.
Một thỏa thuận giữa Israel và Saudi Arabia sẽ tuân theo Hiệp định Abraham do Mỹ làm trung gian, trong đó chứng kiến Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 3 quốc gia Arab vào năm 2020.
Chuyên gia Manoj Joshi làm việc tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên (ORF) ở New Delhi, khẳng định: “Dự án này được thực hiện với giả định rằng sẽ có hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng ngay cả khi không có xung đột rộng hơn trong những ngày và tháng tới, tương lai hiện tại vẫn chưa chắc chắn”.
Ông Joshi chỉ ra rằng, dự án cần hàng tỷ USD đầu tư, “Nó liên quan đến việc xây dựng 2.000-3.000 km đường sắt. Với việc khu vực hiện đang rơi vào tình trạng bất ổn chính trị, câu hỏi đặt ra là ai sẽ đầu tư?”.
Các nhà phân tích cho rằng, hành lang IMEC do phương Tây hậu thuẫn không chỉ được dự tính chỉ là một tuyến đường thương mại, nó có động cơ địa chính trị. Dự án này được coi là một “đối trọng” với Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng ngày càng tăng ở Trung Đông.
Chuyên gia Kugelman nhận định, dự án này cũng nhằm mục đích xây dựng niềm tin và “vốn chính trị” cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia. Nhưng “kế hoạch đó hiện đã bị “đóng băng”, mặc dù nó có thể được hoàn thành trong tương lai”, ông Kugelman nói.
Theo vị chuyên gia này, Saudi Arabia và Israel có những động lực chiến lược mạnh mẽ để bình thường hóa quan hệ, nhưng đối với Riyadh, cái giá phải trả về mặt chính trị trong khi Israel đang thực hiện chiến dịch quân sự ở Dải Gaza là quá cao.
Trong khi đó, New Delhi tuyên bố rằng, cuộc xung đột Israel-Hamas đang diễn ra sẽ không làm ảnh hưởng đến các kế hoạch về hành lang thương mại. Ấn Độ, nền kinh tế đang phát triển, sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ tuyến đường được đề xuất. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mô tả IMEC là “nền tảng của thương mại thế giới trong hàng trăm năm tới”.
Phát biểu tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G-20 tại Morocco hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cam kết: “IMEC là về lâu dài. Mặc dù những trục trặc ngắn hạn có thể khiến chúng ta lo lắng và bận tâm, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các bên liên quan”.
Đối với New Delhi, tuyến đường thương mại mới sẽ cắt giảm chi phí vận chuyển và đẩy nhanh khả năng tiếp cận các thị trường ở Trung Đông và châu Âu. Mối quan hệ của Ấn Độ với các nước như Saudi Arabia, UAE, Ai Cập cũng như Israel đã ấm lên đáng kể trong những năm gần đây. Thương mại với các nước này ngày càng tăng trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ 3.
Khi cuộc xung đột Israel-Hamas diễn ra, New Delhi đã tiếp cận với cả Israel và Palestine. Để thể hiện tình đoàn kết với Israel, Thủ tướng Modi đã lên án vụ tấn công của Hamas là vụ tấn công khủng bố. Ấn Độ cũng nhắc lại sự ủng hộ lâu dài của mình đối với việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập và gửi viện trợ nhân đạo tới Gaza.
Tuy vậy, ngay cả khi New Delhi có thể đạt được sự cân bằng trong mối quan hệ với các nước Arab và Israel, thì tương lai của dự án vẫn phụ thuộc vào việc mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực sẽ được hình thành như thế nào.
Chuyên gia Chintamani Mahapatra nói: “IMEC sẽ không bị chôn vùi, tôi sẽ không viết cáo phó cho nó. Khi bụi lắng xuống Tây Á, nó có thể sẽ phát triển. Nhưng trong bối cảnh xung đột căng thẳng như hiện nay, không có khả năng đưa ra một đề xuất hợp tác và tích cực với các quốc gia có liên quan”.
| Giá vàng hôm nay 1/11/2023: Giá vàng củng cố ngưỡng 2.000 USD, ngân hàng trung ương hối hả mua vào, cầu vàng tăng vùn vụt Giá vàng hôm nay 1/11/2023 giao động quanh mức tâm lý quan trọng 2.000 USD/ounce. Chuyên gia nhận định giá vàng đang củng cố và ... |
| Giá cà phê hôm nay 1/11/2023: Giá cà phê quay đầu tăng mạnh, Brazil xuất khẩu kỷ lục, dự báo thị trường thế nào? Ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 10/2023 tại Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng giảm như các tháng trước khi chỉ có ... |
| Ukraine ồ ạt mở 'chiến dịch’ kinh tế, tiết lộ điểm bất ngờ khó tin, Kiev không cần lo bị vỡ nợ bởi lý do này Một điểm bất ngờ đến khó tin trong nền kinh tế Ukraine lúc này - là “không có nguy cơ vỡ nợ mặc dù nợ ... |
| Xung đột Israel-Hamas: Những 'đòn đánh úp' nguy hiểm và khả năng lây lan khủng khiếp hơn chúng ta tưởng “Ý tưởng có thể tách rời chính trị khỏi kinh tế là hơi thiển cận và ngây thơ. Chính trị, kinh tế và an ninh ... |
| EU thừa nhận khó ‘dứt tình’ với Nga, bởi những ràng buộc dùng dằng không dứt Thực tế thì, ECB vẫn đang tiếp tục gây áp lực buộc các ngân hàng thuộc các nước thành viên EU cắt đứt hẳn quan ... |