Xung đột Nga-Ukraine đẩy kinh tế thế giới đứng trước 'bờ vực thẳm', triển vọng phục hồi mịt mờ

Thu Hà
Cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hậu quả đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng và giá lương thực đang làm thui chột mọi hy vọng phục hồi sau đại dịch Covid-19 của nền kinh tế thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhìn nhận về triển vọng kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, nhật báo Les Echos dẫn dự báo của các chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan nghiên cứu Cepii cho rằng, trên nhiều phương diện, tình hình kinh tế hiện nay gợi nhớ đến giai đoạn những năm 1970.

Khi đó, các cú sốc năng lượng bắt nguồn từ lạm phát đã dẫn đến tình trạng lãi suất tăng, suy thoái và vỡ nợ ở một số nước đang phát triển. Lịch sử có thể lặp lại với những hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bối cảnh hiện nay của kinh tế thế giới không khác gì tình hình diễn ra trong những năm 1970. Thậm chí "hiện tại, một số lĩnh vực có khả năng dễ bùng nổ hơn".

Đó là nhận định của Jézabel Couppey-Soubeyran, Giảng viên kinh tế tại Đại học Paris 1 Panthéon - Sorbonne và là đồng chủ biên của tạp chí Kinh tế thế giới 2023, một ấn phẩm được xuất bản hàng năm và mới được Trung tâm nghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế (Cepii) cho ra mắt.

Cuộc đối đầu mới Mỹ -Trung trong lĩnh vực bán dẫn
Khủng hoảng năng lượng, khan hiếm lương thực... do tác động từ cuộc xung động Nga-Ukraine đang làm lu mờ hy vọng phục hồi hậu đại dịch của kinh tế thế giới. (Nguồn: Bloomberg)

Cuộc xung đột ở Ukraine và những hậu quả đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng và giá lương thực đang làm thui chột mọi hy vọng phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tâm lý bi quan ngày càng phổ biến và trở nên nặng nề hơn do áp lực lạm phát, được dự báo là sẽ kéo dài, và cuộc khủng hoảng năng lượng có nguy cơ ngày càng nghiêm trọng ở châu Âu.

"Nếu so sánh với tình trạng đình trệ do lạm phát của những năm 1970 thì chẳng ai có thể lạc quan", Thomas Grjebine, nhà kinh tế học tại Cepii nhận định.

Vào thời điểm đó, để khắc phục tình trạng lạm phát, được tạo ra bởi hai cú sốc dầu mỏ và chỉ số tiền lương, các ngân hàng trung ương đã tăng mạnh lãi suất.

Hậu quả là suy thoái toàn cầu kèm theo khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển. Và giờ đây, lịch sử cũng có thể sẽ lặp lại đúng như vậy.

Rủi ro châu Âu phân rã

Kể từ năm 2010, kinh tế toàn cầu đã trải qua làn sóng nợ lớn nhất, nhanh nhất và đồng bộ nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Thomas Grjebine.

Nợ công gia tăng là một mối nguy thực sự đối với các quốc gia đang mắc nợ bằng ngoại tệ. Đó là trường hợp của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), bởi vì đồng Euro giống như một loại ngoại tệ đối với các nước thành viên, những người đang mắc nợ bằng loại tiền mà họ không thể kiểm soát được.

"Thậm chí không loại trừ khả năng tan rã của Eurozone", chuyên gia Thomas Grjebine bày tỏ lo ngại rằng nguy cơ này liên quan đến tất cả các quốc gia phía Nam, nơi có mức nợ công rất cao - 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Hy Lạp, 150% GDP ở Italy và 123% GDP ở Tây Ban Nha.

Tin liên quan
Hai đầu Hai đầu 'ngọn nến' kinh tế đều đang cháy, châu Âu đứng trước thời khắc then chốt

Ở các nước mới nổi và đang phát triển, nỗi sợ hãi cũng đang tăng cao vì nợ ngoại tệ chiếm 25% tổng nợ công của những nước này, so với mức chỉ 15% vào năm 2009. Còn nợ tư nhân cũng đã lên tới 142% GDP vào năm 2020, trong khi vào cuối những năm 1970, tỷ lệ này chỉ ở mức 32% .

Việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ mới giống như năm 1979 đối với các nước Mỹ Latinh, mà hậu quả là sự vỡ nợ của Mexico vào năm 1982.

Một điểm tương đồng khác được Cepii chỉ ra đó là sự biến chuyển của tiền lương và lạm phát. Giống như vào thời điểm cuối những năm 1960, giai đoạn hiện tại đang chứng kiến sự xuất hiện của nhu cầu đòi mức lương cao.

Cuộc khủng hoảng xã hội vào tháng 5/1968 là sự kiện đánh dấu việc người lao động từ chối các điều kiện phân phối thu nhập phổ biến vào thời điểm đó. Chuyên gia Thomas Gjrebine nhận xét: "Sức mua của mức lương tối thiểu đã tăng 130% từ năm 1968 đến năm 1983. Trong cùng khoảng thời gian đó, mức lương trung bình chỉ tăng khoảng 50%".

Thách thức trên diện rộng

Ngày nay, với sự trở lại của lạm phát và sự suy yếu của toàn cầu hóa, thỏa hiệp ngầm được đưa ra vào những năm 1980 có thể bị phá vỡ. Thỏa hiệp này dựa trên mức tăng lương vừa phải, được bù đắp bằng sức mua tăng liên quan đến giảm phát nhập khẩu do toàn cầu hóa thương mại mang lại.

Những yêu cầu hiện tại về tái cân bằng tiền lương được bộc lộ bởi những căng thẳng ở Mỹ kể từ sau đại dịch, dưới hình thức của nhiều cuộc đình công và hiện tượng "từ chức hàng loạt" là minh chứng cho điều này.

Ở những nơi khác, tăng trưởng tiền lương theo giờ thực tế hiện đang ở mức âm, đặc biệt là trong hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), làm ảnh hưởng đến sức mua và tiêu dùng của các hộ gia đình. Căng thẳng xã hội hiện đang là điều đáng lo ngại.

Cuộc đối đầu mới Mỹ -Trung trong lĩnh vực bán dẫn
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang đứng trước những thách thức chưa từng có. (Nguồn: Financial Times)

Tăng trưởng toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đóng góp đến 1/4 tăng trưởng toàn cầu, hiện đang đứng trước nhiều thách thức.

Không chỉ vì chính sách Zero Covid của chính phủ, mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn chịu tác động từ các yếu tố mang tính cơ cấu khác như dân số trong độ tuổi lao động đã đạt đỉnh từ đầu những năm 2010 và dự kiến sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Đà tăng trưởng năng suất, giống như ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong những thập kỷ trước, cũng đang bị chậm lại.

Trong khi đó, châu Âu còn bị đe dọa nhiều hơn bởi cú sốc năng lượng. Tác động của cuộc xung đột ở Ukraine có thể nặng nề hơn dự kiến do việc cung cấp khí đốt của Nga trên khắp châu Âu bị gián đoạn.

OECD hy vọng sản lượng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thị trường của khu vực này chỉ giảm gần 3%. Những tác động này hiện nay không thể bị xem nhẹ, đặc biệt trong bối cảnh nhiều công ty có thể ngừng sản xuất hoàn toàn, Cepii lo ngại.

"Nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất như luyện kim, có thể bị phá sản. Thậm chí đối với Đức, việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga có thể khiến GDP của nước này giảm từ 3 đến 8%" - đó là điều mà chuyên gia Thomas Gjrebine đang lo lắng.

'Sếp' FedEx: Kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái

'Sếp' FedEx: Kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái

Tổng giám đốc công ty giao nhận kho vận FedEx Corp của Mỹ, ông Raj Subramaniam đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời ...

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

Ngày 15/9, ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân ...

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ...

Kinh tế thế giới đang bước vào 'thời khắc đen tối'?

Kinh tế thế giới đang bước vào 'thời khắc đen tối'?

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thế giới khó tránh khỏi rủi ro của một cuộc đại suy thoái. Kinh tế thế giới, khó ...

'Bão' lạm phát đẩy kinh tế toàn cầu tiệm cận suy thoái

'Bão' lạm phát đẩy kinh tế toàn cầu tiệm cận suy thoái

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng có nguy cơ rơi vào suy thoái, khi người ...

(theo Les Echos)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động