Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ thông tin về cuộc hòa đàm Nga-Ukraine trong tháng này. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) |
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: “Chúng tôi chưa nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về triển vọng này. Có lý do để khẳng định đây là tin giả, khi Kiev và phương Tây đang tiếp tục làm xung đột leo thang”.
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow sẽ 'không nhượng bộ', cảnh báo hội nghị do Kiev đề xuất không đem đến hòa bình |
Trước đó, trong ngày 26/6, theo kênh truyền hình ARD (Đức), hội nghị quốc tế về vấn đề Ukraine đã diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch hôm 24/6 “trong điều kiện đảm bảo bí mật nghiêm ngặt”, với sự tham gia của quan chức ngoại giao của các nước phương Tây, cùng các đại diện của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Trước đó, hôm 12/7, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Tuyên bố chung của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine”, sau khi G7 nhóm họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius, Lithuania.
Các nước đã đưa ra các cam kết cụ thể nhằm tiếp sức cho Ukraine trong cuộc xung đột, đồng thời nêu một số điều kiện đối với Kiev.
Tuyên bố trên nêu rõ, Ukraine cần tích cực đóng góp vào an ninh của đối tác, cũng như tăng cường các biện pháp minh bạch, trách nhiệm đối với sự hỗ trợ từ các quốc gia này.
Bên cạnh đó, Kiev phải tiến hành cải cách hành pháp, tư pháp, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, kinh tế, an ninh và quản lý nhà nước, cam kết thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, tôn trọng nhân quyền, tự do truyền thông và phát triển kinh tế.
Theo tuyên bố chung của G7, quốc gia Đông Âu cũng này phải thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa quốc phòng đi đôi với tăng cường kiểm soát dân chủ, dân sự đối với quân đội và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp quốc phòng.
Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong tiến trình phấn đấu trở thành thành viên của cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương.
Ngoài ra, tuyên bố cũng khuyến khích các nước tham gia vào bản tuyên bố chung này khi có cùng mục đích ủng hộ một Ukraine tự do, mạnh mẽ, độc lập và có chủ quyền.
| Triều Tiên sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với Nga, tái khẳng định lập trường ủng hộ Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine? Ngày 12/6, theo thông tin từ hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi lời chúc ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: EU loại bỏ khả năng NATO tham chiến, Tổng thư ký Stoltenberg đặt kỳ vọng vào chiến dịch phản công của Kiev Ngày 14/6, Phó Đô đốc Herve Blejean, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu quân sự Liên minh châu Âu (EU) khẳng định, các nước phương ... |
| Ukraine ‘khẩn trương’ hiện đại hóa vũ khí trong nước, tiết lộ Nga đang sở hữu một thứ có khả năng đe dọa lực lượng Kiev Ngày 28/6, nhằm đẩy mạnh sản xuất vũ khí trong nước và tăng cường tính minh bạch, Kiev đã bổ nhiệm ông Herman Smetanin làm ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công Bulgaria lo xung đột tại Ukraine lan rộng, Kiev kêu gọi Berlin không lặp lại sai lầm... là một số tin tức đáng chú ý ... |
| Nga nói phương Tây ‘bỏ ngoài tai’ các đề xuất hòa bình ở Ukraine, tiết lộ một điều kiện để cuộc xung đột ‘đi đến hồi kết’ Ngày 12/7, trong buổi phỏng vấn với tờ Kompas (Indonesia), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định, phương Tây đang “ngó lơ” sáng kiến của ... |