Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Nguồn: AFP) |
Đó là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đưa ra ngày 30/1, được hãng thông tấn RIA dẫn lời.
Theo ông Ryabkov, không ai ở phương Tây đưa ra được bất kỳ đề xuất nghiêm túc nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bên cạnh đó, quan chức ngoại giao Nga cho rằng, Washington đang hưởng lợi phần lớn từ cuộc xung đột ở Ukraine, nhất là từ hoạt động cung cấp vũ khí của các quốc gia châu Âu cho Kiev.
Thứ trưởng Ryabkov nêu rõ: "Mỹ coi Ukraine là nơi thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp quân sự của mình, nơi thử nghiệm các hệ thống vũ khí và cách thức sử dụng chúng, bao gồm cả những loại hiện đại, tầm xa… để đối phó với các loại vũ khí của Nga".
Theo ông Ryabkov, bằng cách rút thiết bị quân sự ra khỏi châu Âu và gửi tới Ukraine, Washington dự kiến sẽ đề nghị châu Âu ký các hợp đồng mới trị giá hàng tỷ USD để mua các sản phẩm quân sự của Mỹ.
Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về nhận định của nhà ngoại giao Nga.
Mỹ và hàng loạt quốc gia đối tác và đồng minh đã viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột giữa nước này với Nga nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái.
Mới đây nhất, trong tháng qua, hàng loạt quốc gia đã hứa hoặc đã công khai bày tỏ sẵn sàng gửi các xe tăng chiến đấu hạng nặng cho Ukraine, trong đó có Mỹ, Đức, Canada, Pháp, Morocco...
Trong một diễn biến khác, Reuters nhận định, những ngày gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tìm cách kêu gọi sự ủng hộ dành cho Ukraine trong chuyến công du Nam Mỹ đầu tiên.
Theo hãng tin, trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày, ông Scholz tìm cách nhấn mạnh sự đoàn kết, đồng thời lưu ý rằng, 3 nước ông tới thăm là Argentina, Chile và Brazil lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, phát biểu tại họp báo chung tại thủ đô của Argentina hôm 28/1, Tổng thống nước này Alberto Fernandez cho biết, Buenos Aires giống như Berlin, muốn giúp khôi phục hòa bình ở Ukraine sớm nhất có thể, song nhấn mạnh, khu vực Nam Mỹ không có kế hoạch chuyển vũ khí cho Kiev.
Trong khi đó, ở Chile ngày 29/1, Tổng thống Gabriel Boric không đề cập xung đột Nga-Ukraine trong phát biểu họp báo với người đồng cấp Đức.
Giới chức chính phủ Đức nói rằng, họ có thể hiểu được các quốc gia Mỹ Latinh có quan điểm khác nhau về cuộc xung đột, song nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc tiếp tục truyền tải thông điệp của Berlin.
Theo kế hoạch, ông Scholz sẽ tới Brazil vào ngày 30/1 (giờ địa phương) và trở thành lãnh đạo quốc gia phương Tây đầu tiên hội đàm với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva kể từ sau lễ nhậm chức hôm 1/1.
| Covid-19: Trung Quốc khẳng định làn sóng dịch sắp kết thúc; Hàn Quốc bỏ một quy định về khẩu trang Trong báo cáo cập nhật hàng tuần mới nhất ngày 30/1, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) khẳng định, ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (23-29/1): Tên lửa của Nga thuộc loại tốt nhất thế giới, lính Ukraine bắn ‘vua chiến trường’ 2S7 Pion, NATO tập trận ở sườn Đông Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin khẳng định tên lửa phòng không Moscow là một trong những loại vũ khí “tốt nhất thế giới”, biểu tình ... |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thừa nhận 'rất khốc liệt', Nga nói 'thành công lớn' Tối ngày 29/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, tình hình giao tranh tại vùng Donets, miền Đông nước này, đang ... |
| Thủ tướng Đức tỏ rõ thái độ với Tổng thống Nga, thẳng thừng nói 'không' với Ukraine một việc Ngày 29/1, cả Nga và Đức đều đã tỏ rõ thái độ về việc tiếp tục có những cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Vladimir ... |
| Triều Tiên phản pháo cáo buộc liên quan Nga, cảnh báo NATO về 'đám mây đen' nguy hiểm Ngày 29/1, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Triều Tiên có ... |