Xung đột Nga-Ukraine khiến chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn 3 thập kỷ qua. (Nguồn: Anadolu) |
Theo viện nghiên cứu trên, đây là năm thứ 8 liên tiếp tổng chi tiêu quân sự toàn cầu tăng, nhưng với tốc độ nhanh hơn so với mức tăng 0,7% vào năm 2021. Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1988 khi có dữ liệu so sánh.
Năm quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia, chiếm 63% tổng mức đầu tư toàn cầu.
Báo cáo cho biết, chi tiêu quân sự của Ukraine tăng gấp 7,4 lần so với năm trước và đạt 44 tỷ USD, chiếm 34% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này năm 2022, vươn lên đứng thứ 11 so với vị trí thứ 36 của năm trước. Đây cũng là đầu tiên nước này lọt vào top 15 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất.
Nga - quốc gia phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, đã tăng chi tiêu quân sự khoảng 9,2% lên mức 86,4 tỷ USD và đứng thứ 3 so với hạng 5 của năm ngoái. Trong khi đó, con số này ở châu Âu cũng tăng 13% lên 480 tỷ USD.
Theo báo cáo, chi tiêu quân sự của Mỹ đạt 877 tỷ USD vào năm 2022, tăng 0,7% so với năm trước, chủ yếu do mức viện trợ quân sự "chưa từng có" cho Ukraine, với tổng trị giá 19,9 tỷ USD.
Ở một số nước châu Á, trong năm 2022, chi tiêu quân sự của Trung Quốc ước đạt 292 tỷ USD, Nhật Bản là 46 tỷ USD, Hàn Quốc là 46,4 tỷ USD.
Liên quan tình hình xung đột Nga-Ukraine, cũng trong ngày 24/4, theo Thống đốc Mikhail Razvozhaev của thành phố cảng Sevastopol do Nga bổ nhiệm, hạm đội Biển Đen của nước này đang đẩy lùi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cảng cùng tên ở Crimea.
Ông Mikhail Razvozhaev viết trên Telegram "Hiện tại... tất cả các lực lượng của thành phố đều ở trạng thái báo động".
Sevastopol cùng với toàn bộ bán đảo Crimea được Nga sáp nhập vào năm 2014, song không được Ukraine và các đồng minh phương Tây công nhận.