Xung đột Nga-Ukraine: Ngoại trưởng Kuleba nhận định về ý nghĩa của Rabotino. Trong ảnh: ông Kuleba (trái) và người đồng cấp Pháp Catherine Colonna tại Paris ngày 30/8. (Nguồn: EPA-EFE) |
* Nga tiếp tục nhắm vào các trung tâm chỉ huy Ukraine: Ngày 30/8, trong báo cáo hàng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trong đêm ngày 30/8, quân đội Nga đã tiếp tục triển khai nhiều đợi tấn công liên tục bằng tên lửa không đối đất và tên lửa phóng từ tàu chiến vào các sở chỉ huy và trung tâm tình báo của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU). Mọi mục tiêu nhắm tới đều đã bị phá hủy”.
Tin liên quan |
Nga nói xung đột tại Ukraine là ‘vấn đề toàn cầu’ |
* Rơi máy bay trực thăng Ukraine, 6 người thiệt mạng: Ngày 30/8, Ukrainska Pravda (Ukraine) cho biết một sự cố liên quan đến 2 trực thăng Mi-8 ngày 29/8, xảy ra gần khu vực thị trấn Kramatorsk, vùng Donetsk, đã khiến 6 quân nhân trên máy bay thiệt mạng. Người phát ngôn của lực lượng không quân Ukraine Yevhen Rakita đã xác nhận số người thiệt mạng, nhưng không tiết lộ thêm thông tin.
* Ngoại trưởng Ukraine nêu ý nghĩa chiến lược của Rabotino: Ngày 30/8, phát biểu trong chuyến thăm Paris (Pháp), Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh việc Kiev chiếm được Rabotino ở phía Đông Nam trong tuần này sẽ cho phép họ dễ dàng tiến xa hơn về phía Nam hướng tới Bán đảo Crimea. Ông nêu rõ: “Sau khi cố thủ bên sườn Rabotino, chúng tôi đang mở đường tới Tokmak và cuối cùng là Melitopol và khu vực địa giới hành chính với Bán đảo Crimea”.
* Đức gửi thêm xe tăng Leopard 1A5 và radar giám sát cho Ukraine: Ngày 30/8, Chính phủ Đức đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho VSU. Cụ thể, Berlin đã gửi 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5 và 1 radar giám sát trên không TRML-4D cho Kiev. Như vậy, đến nay, VSU đã nhận 20 xe tăng Leopard và 3 hệ thống TRML-4D từ Đức.
Trước đó, hôm 9/8, Đức đã gửi một gói viện trợ quân sự khác dành cho Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, máy bay không người lái (UAV), xe cơ giới và một số trang thiết bị khác.
* Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đánh giá về khả năng ngừng bắn ở Ukraine: Ngày 30/8, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng nếu cuộc phản công của Ukraine không mang lại kết quả đáng kể, phương Tây có thể chấp nhận một thỏa thuận hòa bình do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất.
Ông cũng lưu ý rằng bất chấp những lời hùng biện của phương Tây về xung đột tại ở Ukraine, nhiều chính trị gia châu Âu có thể muốn “từ bỏ” để cuộc xung đột đi vào di vãng, nhất là khi hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine giảm mạnh.
Theo ông Bolton, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có thể lợi dụng tình thế này để thoát khỏi bế tắc hiện nay. Cựu quan chức Mỹ cho rằng động thái ngoại giao táo bạo của Tổng thống Putin có thể là cái cớ mà Tổng thống Biden cần. Ông Bolton cũng lưu ý rằng xu hướng tập thể của phương Tây đi theo các đề xuất của Nga có thể khiến Ukraine gặp bất lợi. Ông kết luận rằng đã đến lúc cần có một chiến lược hiệu quả hơn và sự hỗ trợ nhất quán hơn để đạt được các mục tiêu về Ukraine.
| Ngoại trưởng Nga chỉ trích NATO, cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang trực tiếp, nêu khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân Nga hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc "không chấp nhận" chiến tranh hạt nhân và cho rằng không có bên chiến thắng trong cuộc xung ... |
| Tình hình Ukraine: UAV bủa vây Moscow, chiến đấu cơ F-16 sẽ đến tay Kiev nếu đáp ứng điều kiện này của Đan Mạch, Nga cảnh báo leo thang xung đột Ngày 21/8, các hệ thống phòng không Nga chặn đứng một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ở ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Moscow đóng cửa không phận 3 sân bay, Kiev phải đạt được yêu cầu tối thiểu này nếu muốn nhận tiêm kích F-16 từ Mỹ Hãng thông tấn TASS ngày 22/8 cho biết, ba sân bay lớn nhất của thủ đô Moscow, Nga đã tạm thời hoãn các chuyến bay ... |
| Tổng thống Zelensky tuyên bố 20 quốc gia ủng hộ G7 đảm bảo an ninh cho Ukraine; Nga không kích Kiev thất bại Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 26/8 cho biết hơn 20 nước đã ủng hộ tuyên bố của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng ... |
| Xếp xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt sang một bên, Mỹ-EU ‘bấm bụng’ mua nhiên liệu hạt nhân của Nga, đây là lý do Khi phương Tây quay lưng với năng lượng hạt nhân sau sự cố ở Fukushima năm 2011, Nga đã nhanh chóng nhảy vào cuộc chơi, ... |