Xung đột Nga-Ukraine, tác động đến kinh tế Trung Quốc và nhận định về ‘bên thắng cuộc’

Hải An
Một số quan điểm cho rằng Trung Quốc hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, song cũng có một số quan điểm phản bác. Còn quá sớm để nói về những điều nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhận được trong bối cảnh hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine, tác động với kinh tế Trung Quốc và nhận định về ‘bên thắng cuộc’. (Nguồn: Bloomberg)
Kim ngạch thương mại EU-Trung Quốc và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của EU gắn liền với nhau. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã phủ bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế liên minh này. (Nguồn: Bloomberg)

Theo SCMP, chiến dịch quân sự mà Nga triển khai ở Ukraine đã kéo dài hơn 1 tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu.

Giá hàng hóa chiến lược leo thang lên mức cao nhất từ trước đến nay, chuỗi cung ứng đứt gãy, lạm phát cao ở khắp mọi nơi, kinh tế tăng trưởng chậm lại làm giảm kỳ vọng đầu tư và kinh doanh. Tất cả đều cản trở bước đi phục hồi kinh tế của các nước thời kỳ hậu đại dịch.

Mặc dù rất nhiều quốc gia đều đang chỉ trích Nga, nhưng Trung Quốc luôn duy trì thái độ trung lập. Một số quan điểm cho rằng Trung Quốc hưởng lợi từ cuộc xung đột này, song cũng có một số quan điểm phản bác ngược lại.

Rốt cuộc, xung đột Nga-Ukraine gây nên ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế Trung Quốc?

Thu hẹp thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những cỗ xe quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, do xuất khẩu bùng nổ nên thành tựu tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc vượt xa các nền kinh tế khác.

Mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Trung Quốc là 5,5%, xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng quan trọng.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), năm 2021 Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa chiến lược lớn thứ hai của EU (10,2%), đồng thời cũng là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của EU (22,4%).

Rất rõ ràng, kim ngạch thương mại EU-Trung Quốc và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của EU gắn liền với nhau. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã phủ bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế liên minh này.

Giá năng lượng ở châu Âu tăng thẳng đứng, niềm tin kinh doanh và mức tiêu dùng trong nước liên tục suy giảm, nhiều khả năng sẽ kéo chậm tăng trưởng kinh tế của EU, hạ thấp nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu, từ đó làm chậm hơn nữa tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.

Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,6% xuống 2,6%, đồng thời nhấn mạnh châu Âu sẽ chịu cú sốc kép của thương mại hàng hóa cao và xung đột Nga-Ukraine.

Cục diện lạm phát đình trệ của EU, nghĩa là tình trạng đồng thời đối diện với áp lực lạm phát và tăng trưởng kinh tế trì trệ cũng sẽ lan tỏa đến các nền kinh tế khác.

Theo nghiên cứu và đánh giá của ngân hàng ANZ, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế của EU thể hiện rõ mối quan hệ tương quan.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của EU giảm 1 điểm phần trăm, thì tổng tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm 0,3 điểm phần trăm.

Thắt chặt quan hệ thương mại Trung Quốc-Nga

Cùng với việc các quốc gia phương Tây triển khai các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, một lượng lớn công ty xuyên quốc gia rời khỏi Nga, điều này thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga trở nên tương đối mật thiết, đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo số liệu công bố gần nhất, tháng 1-2/2022, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 41,5% và nhập khẩu tăng 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm chủ lực Trung Quốc xuất khẩu sang Nga bao gồm thiết bị phát sóng, máy tính và đồ dùng gia đình, trong khi chủ yếu nhập khẩu từ Nga các hàng hóa chiến lược và năng lượng.

Đầu tháng 3, Apple và Samsung đã ngừng bán các sản phẩm ở Nga, một số thương hiệu điện thoại di động thông minh của Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội thị trường này.

Tuy nhiên, xuất phát từ mối lo ngại về rủi ro tỷ giá và rủi ro trừng phạt tiềm tàng hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu trở nên thận trọng hơn trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Nga.

Ngay cả khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga liên tục tăng trưởng thì cũng không đủ để bù đắp tổn thất gây nên từ việc sụt giảm xuất khẩu đối với EU. Năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Trong khi đó, giá năng lượng tiếp tục leo thang.

Một ảnh hưởng bất lợi khác của xung đột Nga-Ukraine là giá dầu tăng cao. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sự gia tăng của giá dầu mỏ nhập khẩu dẫn đến giá bán lẻ xăng và dầu diesel của Trung Quốc lên cao, từ đó ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Giá dầu leo thang không chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ, thu hẹp không gian lợi nhuận, mà còn giảm thu nhập khả dụng của người tiêu dùng.

Nga là nước cung ứng dầu thô quan trọng của Trung Quốc. Do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga, một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể mua dầu mỏ từ Nga với mức giá thấp hơn.

Tuy nhiên, không nhiều khả năng giá thị trường xăng và dầu diesel của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng lớn trong ngắn hạn. Một mặt, cơ chế định giá dầu thô hiện nay có liên quan đến giá dầu tiêu chuẩn toàn cầu; mặt khác, các nhà nhập khẩu của Trung Quốc phải gánh chịu các rủi ro không xác định như vận chuyển.

Ngoài dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng là nguồn năng lượng quan trọng để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Do mối quan hệ song phương, hai nước đã ký một bản hợp đồng có thời hạn 30 năm, thông qua tuyến đường ống mới để đảm bảo cung ứng ổn định khí đốt tự nhiên, giao dịch sẽ được thanh toán bằng đồng Euro.

Trung Quốc đang cân nhắc mua hoặc gia tăng cổ phần trong các công ty năng lượng và hàng hóa chiến lược của Nga. Tuy nhiên, do các nước phương Tây leo thang trừng phạt đối với Nga, nên Trung Quốc đã tạm ngừng đàm phán những hoạt động đầu tư này.

Nhìn chung, nguồn cung năng lượng của Trung Quốc vẫn được đảm bảo, nhưng nếu chính phủ không can thiệp thì giá năng lượng trong nước của quốc gia châu Á có thể sẽ tiếp tục gia tăng.

Mối đe dọa đối với an ninh lương thực

Ukraine là một trong những nguồn quan trọng để Trung Quốc nhập khẩu ngô chế biến thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia cầm. Do xung đột Nga-Ukraine, nguồn cung ngô cũng trở nên bấp bênh, giá ngô nhập khẩu có thời điểm tăng cao, Trung Quốc buộc phải chuyển sang mua ngô của Mỹ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm nhập khẩu “sản phẩm thay thế” thức ăn chăn nuôi rẻ hơn, chẳng hạn như tiểu mạch. Tháng 2 năm nay, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, Bắc Kinh đã cho phép nhập khẩu tiểu mạch từ khắp nước Nga.

An ninh lương thực là nền tảng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Môi trường quốc tế phức tạp và hình hình xung đột luôn thay đổi đã mang lại nhiều điều bất ổn cho thị trường lương thực toàn cầu, đồng thời cũng gây áp lực lớn cho việc ổn định giá cả lương thực.

Để ổn định nguồn cung và giá cả lương thực, Trung Quốc cần phải đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu, gia tăng sản lượng lương thực trong nước.

Xung đột Nga-Ukraine, tác động với kinh tế Trung Quốc và nhận định về ‘bên thắng cuộc’. (Nguồn: Bloomberg)
Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc và Nga đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác năng lượng. (Nguồn: Bloomberg)

Trung Quốc hưởng lợi gì?

Hiện nay, tiêu điểm quốc tế đã chuyển từ đại dịch Covid-19 sang xung đột Nga-Ukraine.

Trước đó, Trung Quốc bị cáo buộc là nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, tâm lý chống Trung Quốc của một số nước bao gồm Mỹ không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Thời điểm này, sự chú ý toàn cầu tập trung vào giá năng lượng cao, lạm phát, khủng hoảng lương thực và suy thoái kinh tế, Trung Quốc không còn là mục tiêu công kích.

Điều quan trọng nhất là xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy tiến trình phi USD hóa của một số nước. Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống thanh toán quốc tế lấy đồng NDT làm nền tảng. Triển vọng thời gian tới, sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc ở lĩnh vực này có thể sẽ phát triển hơn nữa.

Một số chuyên gia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc xuống mức 5,1% hoặc 5,2%. Tuy nhiên, dường như con số này vẫn tương đối lạc quan, bởi vì tình hình của các nước khác còn tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, có một số quan điểm lại cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành “bên thắng cuộc” trong cuộc đọ sức này, chỉ có điều hiện nay vẫn chưa thể khẳng định do có nhiều bên tham gia.

Nói cách khác, kết quả cuối cùng của cuộc đọ sức này không chỉ được quyết định bởi chiến lược do Trung Quốc đưa ra, mà còn phụ thuộc vào phản ứng của các nước khác.

Xung đột Nga-Ukraine, châu Âu có đặt cược vào nguồn cung năng lượng từ Iran? Sai lầm sẽ lặp lại?

Xung đột Nga-Ukraine, châu Âu có đặt cược vào nguồn cung năng lượng từ Iran? Sai lầm sẽ lặp lại?

Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra với các lệnh cấm vận, liệu Iran, nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai và là nhà ...

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/4): Phương Tây dồn 'bão' trừng phạt Moscow, Áo nói ra đòn với khí đốt là sai lầm, Nga khẳng định không thể vỡ nợ

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/4): Phương Tây dồn 'bão' trừng phạt Moscow, Áo nói ra đòn với khí đốt là sai lầm, Nga khẳng định không thể vỡ nợ

Các nước phương Tây liên tiếp áp các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, thị trường thế giới được “bơm” thêm 120 triệu thùng ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Kể từ đầu năm 2024, nỗ lực chống lại lạm phát ở Đức chỉ đạt được những thành công nhỏ. Đặc biệt, giá dịch vụ vẫn là vấn đề kinh ...
Ra mắt mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm

Ra mắt mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm

Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của Vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ vua Pô ...
Top cầu thủ góp dấu giày vào nhiều bàn thắng nhất EURO 2024

Top cầu thủ góp dấu giày vào nhiều bàn thắng nhất EURO 2024

Hai ngôi sao đội tuyển Tây Ban Nha, Dani Olmo và Lamine Yamal cùng chia sẻ vị trí số 1 top cầu thủ đóng góp vào nhiều bàn thắng nhất ...
Các mốc thời gian cần lưu ý sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024

Các mốc thời gian cần lưu ý sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài viết dưới đây là các mốc thời gian mà thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 biến động thế nào?

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 biến động thế nào?

Phổ điểm của các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn giữ được sự ổn định và tương đồng với phổ điểm năm 2023 và các năm trước.
Thời gian nộp đơn phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT 2024

Thời gian nộp đơn phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT 2024

Theo kế hoạch chuẩn bị và tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2024 thì thời gian thu nhận đơn phúc khảo là từ ngày 17/7 đến hết ngày 26/7/2024.
Giá heo hơi hôm nay 17/7: Đồng loạt giảm; dịch bệnh gia tăng trên đàn heo chiếm tới 60% tổng lượng thịt tiêu dùng

Giá heo hơi hôm nay 17/7: Đồng loạt giảm; dịch bệnh gia tăng trên đàn heo chiếm tới 60% tổng lượng thịt tiêu dùng

Giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 67.000 đồng/kg.
Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp đa ngành Ấn Độ-Việt Nam

Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp đa ngành Ấn Độ-Việt Nam

Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm khám phá tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư.
Giá cà phê hôm nay 17/7/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm, mối lo sản lượng Brazil, đà tăng vẫn rất sáng sủa

Giá cà phê hôm nay 17/7/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm, mối lo sản lượng Brazil, đà tăng vẫn rất sáng sủa

Giá cà phê hôm nay 17/7/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm, mối lo sản lượng Brazil, đà tăng vẫn rất sáng sủa...
Giá tiêu hôm nay 17/7/2024: Thị trường chưa có động lực tăng mới, tiêu Việt xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 17/7/2024: Thị trường chưa có động lực tăng mới, tiêu Việt xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 17/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch ở mốc 150.000 – 151.000 đồng/kg.
Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đô thị và nhà ở xã hội

Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đô thị và nhà ở xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc Park Sanwoo cùng đoàn công tác.
Gần 900 doanh nghiệp đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024

Gần 900 doanh nghiệp đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024

Sáng 16/7, tại Hoàng thành Thăng Long, Trại Hè lần thứ 5 với chủ đề 'Nhà ngoại giao nhí với di sản Hoàng thành Thăng Long' đã chính thức khai mạc.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 phương án thị trường nửa cuối năm, giá căn hộ TPHCM cao ngất, quy định về tách thửa theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: 3 phương án thị trường nửa cuối năm, giá căn hộ TPHCM cao ngất, quy định về tách thửa theo Luật Đất đai 2024

Thị trường cần thời gian để thẩm thấu; quy định về tách thửa, giá căn hộ TPHCM vượt 70 triệu đồng/m2… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Quý II/2024, lượng căn chung cư tại Hà Nội đã bán tăng gấp 5 lần

Quý II/2024, lượng căn chung cư tại Hà Nội đã bán tăng gấp 5 lần

Thị trường chung cư tại Hà Nội có đà tăng trưởng mạnh với số căn bán được trong nửa đầu năm nay vượt mức ghi nhận so với cùng kỳ năm trước.
Bất động sản mới nhất: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc có giá rao bán tăng cao nhất ở Hà Nội; Bình Thuận ngừng hoạt động 2 dự án

Bất động sản mới nhất: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc có giá rao bán tăng cao nhất ở Hà Nội; Bình Thuận ngừng hoạt động 2 dự án

Giá rao bán nhà riêng Hà Nội tăng 32%, địa ốc có lợi suất đầu tư cao nhất, ngừng hoạt động 2 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: ‘Đất vàng’ Hà Nội hạ giá thuê vẫn ế ẩm, đầu cơ đẩy giá chung cư, danh sách nơi không được phân lô, bán nền

Bất động sản mới nhất: ‘Đất vàng’ Hà Nội hạ giá thuê vẫn ế ẩm, đầu cơ đẩy giá chung cư, danh sách nơi không được phân lô, bán nền

Danh sách 105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền, đất vàng mặt phố Hà Nội ế ẩm khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/7: USD neo dưới mức cao, bật tăng so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/7: USD neo dưới mức cao, bật tăng so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/7 ghi nhận đồng USD tiếp tục ổn định khi số liệu về doanh số bán lẻ tại Mỹ vững chắc hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/7: USD tăng nhẹ trở lại, Yen Nhật phục hồi nhờ BoJ can thiệp?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/7: USD tăng nhẹ trở lại, Yen Nhật phục hồi nhờ BoJ can thiệp?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/7 ghi nhận USD tăng nhẹ sau những bình luận từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/7: USD 'cắm đầu' đi xuống, neo ngay trên mức hỗ trợ quan trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/7: USD 'cắm đầu' đi xuống, neo ngay trên mức hỗ trợ quan trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/7 ghi nhận đồng USD liên tục đi xuống, Euro biến động theo chiều ngược lại.
Chủ tịch HĐQT MB: ‘Sẵn sàng kết nối và hợp tác xây dựng các nền tảng số cho doanh nghiệp Hàn Quốc’

Chủ tịch HĐQT MB: ‘Sẵn sàng kết nối và hợp tác xây dựng các nền tảng số cho doanh nghiệp Hàn Quốc’

Đây là khẳng định của ông Lưu Trung Thái – Chủ tịch HĐQT MB trên cơ sở mong muốn xây dựng nền tảng số toàn diện nhằm thúc đẩy hiệu quả tương tác chuỗi và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/7: Giao dịch mua vào đồng USD và bán ra đồng Yen trở nên phổ biến

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/7: Giao dịch mua vào đồng USD và bán ra đồng Yen trở nên phổ biến

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/7 ghi nhận đồng USD giảm sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng bất ngờ giảm trong tháng 6.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/7: EUR và USD đi ngược chiều, Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/7: EUR và USD đi ngược chiều, Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/7 ghi nhận USD giảm khi Chủ tịch Fed nói, ngân hàng này đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất.
Phiên bản di động