Xung đột ở Ukraine: Trừng phạt trả đũa, sự rạn nứt Nga-EU là vĩnh viễn, túi tiền của Moscow vẫn đầy?

Hải An
Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đã thu về 2 nghìn tỷ USD trong hơn 8 tháng xung đột tại Ukraine. Sự thiếu hụt năng lượng Nga khiến các nước châu Âu thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, nhưng một số quốc gia lại không đủ nguồn lực tài chính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trạm nén khí của đường ống Yamal ở Gabinek, gần Wloclawek, Ba Lan đưa khí đốt từ Nga đến Tây Âu. (Nguồn: Reuters)
Theo IEA, các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả Nga, đã thu về 2 nghìn tỷ USD trong 8 tháng xung đột tại Ukraine.Trong ảnh: Trạm nén khí của đường ống Yamal ở Gabinek, gần Wloclawek, Ba Lan đưa khí đốt từ Nga đến châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Sản xuất năng lượng tái tạo ở châu Âu đạt mức kỷ lục sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine (24/2), khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng, lục địa này đang sẵn sàng tăng tốc trong sản xuất năng lượng sạch.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại dự báo, lượng khí thải của châu Âu sẽ được cắt giảm “nhờ” suy thoái kinh tế, chính sách thắt lưng buộc bụng và phi công nghiệp hóa trong năm tới.

Nhận định trái chiều

Theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu năng lượng E3G và Ember, từ tháng 3 đến tháng 9, điện năng được tạo ra từ điện mặt trời và gió ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng kỷ lục 13% so với cùng kỳ năm trước, từ 311 Terawatt/giờ (TWh) lên 350TWh.

Vào thời điểm Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu như hiện nay, làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất điện, thành tích về năng lượng tái tạo của châu lục này dường như có ý nghĩa đặc biệt. Đây được cho là nguồn cung cấp năng lượng đảm bảo với giá cả ổn định.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả Nga, đã thu về 2 nghìn tỷ USD trong thời gian diễn ra cuộc xung đột tại Ukraine.

E3G và Ember cho biết, việc sản xuất điện mặt trời và điện gió của EU đã giúp khu vực này không phải nhập khẩu khoảng 70 tỷ m3 khí đốt, trị giá 99 tỷ USD.

Artur Patuleia, một trong những tác giả của báo cáo trên, cho biết: “Xung đột có hai tác động: Đẩy nhanh việc triển khai các dự án đã và đang trong quá trình thực hiện và thúc đẩy tham vọng chuyển đổi sang năng lượng sạch của các quốc gia thành viên EU”.

Trong khi đó, Giáo sư Jonathan Stern, người đứng đầu Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, ít lạc quan hơn.

Ông nói: “Chúng ta đang trải qua một cuộc suy thoái kinh tế lớn ở châu Âu. Tôi nghĩ nó có thể còn tồi tệ hơn cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 năm 2020, dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa, buộc các ngành công nghiệp phải chuyển sang Trung Đông và Mỹ. Không điều gì trong số đó là tín hiệu tốt và chúng cho thấy sự bất ổn chính trị”.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (31/10-6/11): Xung đột Ukraine, ông Putin nói số người được động viên quân sự ‘rất lớn’, G7 ‘mở lời’ với Nga về thỏa thuận ngũ cốc Ảnh ấn tượng tuần (31/10-6/11): Xung đột Ukraine, ông Putin nói số người được động viên quân sự ‘rất lớn’, G7 ‘mở lời’ với Nga về thỏa thuận ngũ cốc

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như luyện kim, cho biết, giá năng lượng cao có thể khiến họ phải di dời nhà xưởng khỏi châu Âu.

Giáo sự Stern nhận định, năng lượng tái tạo sẽ vẫn hấp dẫn, nhưng các chính phủ châu Âu sẽ không có đủ tiền để mở rộng quy mô vì họ đã cam kết hỗ trợ 500 tỷ USD cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.

Con số này cao gấp đôi so với việc EU đang cung cấp các khoản bảo lãnh cho vay đối với năng lượng tái tạo thông qua Quỹ phục hồi trong giai đoạn 2020-2027.

Về khoản tiền 500 tỷ USD, ông Stern nói: “Lo sợ người dân sẽ bị ngắt nguồn cung năng lượng, các chính phủ sẵn sàng cam kết gần như bất kỳ khoản tiền nào để ngăn chặn điều này.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề là có vẻ như đầu tư vào năng lượng tái tạo đang chậm lại, ít nhất là ở nhiều nước châu Âu. Cách để khắc phục điều này là các chính phủ phải vào cuộc và chi tiền để đảm bảo tiến trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, trớ trêu thay, các chính phủ đang thiếu tiền”.

Tác động từ xung đột

IEA tin rằng, sự rạn nứt năng lượng giữa EU và Nga là vĩnh viễn.

Than của Nga đã không được nhập vào EU từ tháng 8, dầu thô sẽ ngừng chảy trong tháng 12 tới và các sản phẩm dầu tinh luyện bị cấm cửa vào tháng 2/2023, như một phần của lệnh trừng phạt EU áp đặt lên Moscow liên quan tới xung đột ở Ukraine.

Để trả đũa, Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cấp cho châu Âu so với năm ngoái.

Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới thường niên, IEA nhận định, việc mất nguồn cung khí đốt của Nga đã dẫn đến việc EU phụ thuộc nhiều hơn vào than.

Nhưng báo cáo cũng có đoạn: “Trong tất cả các kịch bản của chúng tôi (IEA), EU bù đắp cho sự mất nguồn cung từ Nga bằng quá trình chuyển đổi nhanh chóng khỏi khí đốt tự nhiên thông qua việc tăng cường bổ sung năng lượng tái tạo”.

Điều này dẫn tới một số hiệu ứng mang tính toàn cầu. Nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập niên đã đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu năng lượng.

Lần đầu tiên, IEA đánh giá con số này sẽ giảm xuống 75% vào năm 2030 và 60% vào năm 2050. Nếu những cam kết được thực hiện, những tỷ lệ đó có lẽ sẽ giảm hơn nữa.

EU nhất trí về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.(Nguồn: Export.org.uk)
Để trả đũa các biện pháp trừng phạt từ EU, Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cấp cho châu Âu so với năm 2021. (Nguồn: Export.org.uk)

IEA cũng dự báo, đầu tư hằng năm trên toàn cầu vào năng lượng tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi, lên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Tuy nhiên, sự đầu tư đó không đủ để đáp ứng mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Liên hợp quốc. Mặc dù vậy, đây cũng đã là một sự cải thiện lớn.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Đây có thể là một bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn nhờ phản ứng chưa từng có từ các chính phủ trên thế giới”.

Mặt tích cực của khủng hoảng năng lượng

Trên hành trình hướng tới một tương lai sử dụng năng lượng xanh, châu Âu đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng.

Theo IEA, trong 5 năm sau Hiệp định Paris (ký năm 2015), nơi các thành viên Liên hợp quốc cam kết hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850), đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo ở mức 1 nghìn tỷ USD/năm.

Năm 2020, trong thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19, châu Âu tung ra gói kích thích trị giá 730 tỷ USD, thông qua Quỹ phục hồi, trong đó dành 37% cho sản xuất điện tái tạo. Điều này nhằm giúp thực hiện mục tiêu 32% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Vào năm 2021, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, EU đặt mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng 40% tổng năng lượng vào năm 2030.

Ba tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, EU đã nâng mục tiêu trên lên 45%.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng bao gồm sản xuất điện, vận chuyển, sưởi ấm và làm mát. Để đáp ứng yêu cầu này, cần sản xuất ít nhất 69% điện năng từ năng lượng tái tạo.

E3G và Ember tin rằng, tham vọng của một số quốc gia thành viên đã vượt xa mục tiêu đó. Bồ Đào Nha, Áo, Đan Mạch và Hà Lan có kế hoạch sản xuất tất cả điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, trong khi Đức và Tây Ban Nha có kế hoạch sản xuất khoảng 80% vào thời điểm đó.

Vào tháng 7, Ủy ban châu Âu yêu cầu các quốc gia tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng. Các nhà phân tích nói rằng, hầu hết các quốc gia đã đạt được mức này.

Giáo sư Stern nhận định: “Suy thoái sẽ giúp giảm lượng khí thải toàn cầu, ít nhất là trong ngắn hạn. Thế giới đã ghi nhận điều này trong đại dịch Covid-19, khi các nước phong tỏa để phòng dịch, dẫn đến việc sử dụng năng lượng giảm 4% và lượng khí thải giảm 5,8% - mức lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Mọi người đang nói, khủng hoảng năng lượng là một điều tốt, bởi vì dù sao chúng ta cũng phải cắt giảm lượng khí thải”.

Ảnh ấn tượng tuần (31/10-6/11): Xung đột Ukraine, ông Putin nói số người được động viên quân sự ‘rất lớn’, G7 ‘mở lời’ với Nga về thỏa thuận ngũ cốc

Ảnh ấn tượng tuần (31/10-6/11): Xung đột Ukraine, ông Putin nói số người được động viên quân sự ‘rất lớn’, G7 ‘mở lời’ với Nga về thỏa thuận ngũ cốc

Xung đột Nga-Ukraine, binh sĩ bắn lựu pháo ở Donetsk, bầu cử Israel, Triều Tiên phóng tên lửa, lễ hội Halloween ở Nhà Trắng, Fed ...

Báo Mỹ: Việt Nam sẽ là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á

Báo Mỹ: Việt Nam sẽ là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á

Bài viết đăng trên báo Wall Street Journal của Mỹ nhận định, trên thực tế, Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu ...

Khủng hoảng năng lượng: Đằng sau việc Nga ‘rốt ráo’ lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Khủng hoảng năng lượng: Đằng sau việc Nga ‘rốt ráo’ lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, giữa một bên là các quốc gia giàu khí đốt - như Nga, Azerbaijan, Iran với ...

Kinh tế thế giới nổi bật (28/10-3/11): Cấm dầu Nga, EU gặp cú sốc lớn; ông Putin ‘nói nước đôi’ về thỏa thuận ngũ cốc, tin vui Trung Quốc-Australia

Kinh tế thế giới nổi bật (28/10-3/11): Cấm dầu Nga, EU gặp cú sốc lớn; ông Putin ‘nói nước đôi’ về thỏa thuận ngũ cốc, tin vui Trung Quốc-Australia

OPEC lạc quan về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, Nga-Ukraine thêm căng thẳng liên quan thỏa thuận ngũ cốc, Australia ‘bật đèn xanh’ xuất ...

Kinh tế thế giới đối mặt với đa khủng hoảng

Kinh tế thế giới đối mặt với đa khủng hoảng

Đèn cảnh báo kinh tế toàn cầu đang nhấp nháy màu đỏ, các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn xa và tập ...

(theo Aljazeera)

Đọc thêm

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Baoquocte.vn. Ngày 29/3 đã diễn ra Hội thảo quốc gia với chủ đề 'Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và ...
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động