Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đề cử Tướng Keith Kellogg (phải) làm Trợ lý Tổng thống kiêm Đặc phái viên đặc biệt về Ukraine và Nga. (Nguồn: The New York Times) |
Theo hãng tin AP, ngày 27/11, trên mạng xã hội Truth Socail, Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa thông báo sẽ đề cử Tướng Keith Kellogg giữ chức vụ Trợ lý Tổng thống kiêm Đặc phái viên đặc biệt về Ukraine và Nga.
Tin liên quan |
Ukraine tuyên bố sẽ phản công, Nga nói còn xa mới đến đàm phán, 'cơn ác mộng' dành cho phòng không Kiev lộ diện |
Tướng Kellogg là cựu Trung tướng Lục quân đã nghỉ hưu và là cố vấn hàng đầu của ông Trump về các vấn đề quốc phòng, từng giữ chức Cố vấn An ninh quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence.
Việc đề cử này diễn ra khi xung đột tại Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ ba vào tháng 2 tới. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden về việc đổ hàng tỷ USD vào Ukraine.
Trong một bài viết hồi tháng 4 cho Viện Chính sách nước Mỹ trên hết, ông Kellogg nhận định: "Việc kết thúc cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ theo đường lối 'nước Mỹ trước tiên' để đạt được thỏa thuận hòa bình và chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch giữa hai bên tham chiến".
Liên quan vấn đề đàm phán hòa bình, ngày 28/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, việc đạt được giải pháp cho cuộc khủng hoảng thông qua đàm phán chỉ có thể thực hiện được nếu Mỹ và các nước phương Tây thừa nhận rằng, không có giải pháp thay thế cho các sáng kiến hòa bình của Moscow.
Phát biểu với Sputnik, ông Ryabkov lưu ý thêm, nếu phương Tây tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại của họ, sẽ không có cơ sở cho bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Trong khi đó, về phía Kiev, theo Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Ermak, nước này có thể thay đổi quan điểm về điều kiện đàm phán với Moscow, lưu ý rằng cuộc thảo luận có thể bắt đầu ngay cả khi quân đội Nga không rút về biên giới năm 1991 như yêu cầu trước đó của quốc gia Đông Âu.
Theo tạp chí Dagens Industri của Thụy Điển, ông Ermak nói: “Hai bên chỉ có thể đàm phán hiệu quả khi sẵn sàng chấm dứt hành động thù địch. Đồng thời, tình hình quân sự cần phải trở về trạng thái của ngày 23/2/2022". Ông nhấn mạnh quan điểm này có thể làm cơ sở cho một thỏa thuận hòa bình.
Trước đó, Kiev tuyên bố điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán là Nga phải rút quân hoàn toàn về biên giới năm 1991, bao gồm cả khỏi bán đảo Crimea và Donbass. Tuy nhiên, phát biểu mới đây của ông Ermak cho thấy quan điểm của Kiev có thể đã linh hoạt hơn.
Một số nhà quan sát cho rằng sự thay đổi giọng điệu này xuất phát từ tình hình chiến sự bất lợi, những tổn thất đáng kể và áp lực từ các đối tác phương Tây, những bên đang kêu gọi một tiến trình hòa bình.
| Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải Vũ khí vốn xuất hiện từ sớm trong lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc ... |
| Thị trường phản ứng thế nào với lựa chọn Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống đắc cử Donald Trump? Thị trường hy vọng lựa chọn Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ giúp ông đạt các mục tiêu ... |
| Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thành mục tiêu tấn công Một số ứng viên nội các và những vị trí trong chính quyền của ông Trump đã trở thành mục tiêu của các hành động ... |
| Tin thế giới 27/11: Ukraine bị tuýt còi, tìm đến Đông Bắc Á cầu viện; Nga hành động gắt với Anh; 'vỡ òa' lệnh ngừng bắn ở Lebanon Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h. |
| Nga tuyên bố có siêu vũ khí để 'ăn miếng trả miếng', Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5 Ngày 27/11, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho biết, nước này có "siêu vũ khí" để đáp trả hiệu ... |