Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Đó là nhấn mạnh của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, ngày 17/3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
nguon nuoc song mekong phai duoc su dung ben vung

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. (Ảnh: Minh Châu/TGVN)

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như cho tàu Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ tải trọng 10.000 tấn đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3.500m ở Đảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh…, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:

“Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.

Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN – Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế; có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.

Liên quan đến việc Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả nước từ con đập tại nhà máy thuỷ điện ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhằm khắc phục tình trạng hạn hán tại các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:

“Thông qua các kênh ngoại giao Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tới hạ lưu sông Mekong nhằm góp phần khắc phục hạn hán cũng như tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ngày 14/3, đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông báo rằng, từ ngày 15/3 – 10/4 phía Trung Quốc sẽ tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng ở Vân Nam xuống khu vực hạ lưu từ mức 1.100m2/s lên mức 2190m2/s, gấp đôi so với trung bình cùng kỳ những năm trước".

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Trước khi đề nghị Trung Quốc như trên, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ để lên các phương án cụ thể nhằm khắc phục tình trạng xâm nhập mặn ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long".

"Về phía Bộ Ngoại giao, chúng tôi đang tích cực trao đổi với phía Trung Quốc cũng như các quốc gia sông Mekong để tiếp tục cùng nhau sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông cũng như lợi ích của những người dân sống trong khu vực này” - ông Lê Hải Bình nêu rõ.

Liên quan đến thông tin Thái Lan đang hút một lượng lớn nước sông Mekong để dự trữ, đồng thời trong thời gian tới sẽ xây cửa chắn nước tại một nhánh sông Mekong để phục vụ nông nghiệp nước này, Người Phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định:

“Lập trường của Việt Nam về việc sử dụng nguồn nước sông Mekong cũng đã nhiều lần được nêu rõ. Chúng tôi cho rằng, các quốc gia liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đảm bảo các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong không gây ảnh hưởng đến môi trường của các nước ven sông Mekong, nhất là các nước ở hạ lưu, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định của Hiệp hội sông Mekong, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông cũng như của người dân sinh sống trong khu vực.

Liên quan đến động thái cụ thể từ phía Thái Lan, tại cuộc họp lần thứ 42 của Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mekong quốc tế diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 15-17/3, đoàn Việt Nam đã bày tỏ quan ngại và đề nghị phía Thái Lan cung cấp thông tin cụ thể về kế hoạch nêu trên”.

Trả lời câu hỏi về khả năng Nhật Bản có thể đưa hai tàu khu trục cập cảng Cam Ranh của Việt Nam trong tháng Tư, ông Lê Hải Bình cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi chưa có thông tin chính thức về việc này. Câu hỏi này sẽ được chuyển đến Bộ Quốc phòng”.

Trước thông tin rằng, khoảng 40 lao động Việt Nam tại Nhật Bản có gửi đơn cầu cứu đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phản ánh tình trạng công ty sử dụng lao động tại Nhật Bản không thực hiện đúng cam kết của mình, ông Lê Hải Bình nêu rõ:

"Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ngày 15/3 Ban quản lý lao động của Đại sứ quán đã nhận được đơn đề nghị giúp đỡ của đại diện một số lao động Việt Nam đang sang Nhật Bản làm việc. Đại diện các lao động này cho biết rằng, sau khi đến Nhật Bản, một số lao động Việt Nam đã phải làm việc trong môi trường độc hại, điều kiện sinh hoạt kém và không đảm bảo sức khỏe.

Ngay sau khi nhận được đơn phản ánh, Ban quản lý lao động của Đại sứ quán đã làm việc với công ty này và đề nghị phía công ty xem xét lại việc chủ sử dụng lao động đã thu các khoản tiền quá cao so với thực tế điều kiện lao động và sinh hoạt. Ban quản lý lao động cũng đã đề nghị phía Nhật Bản và phía công ty phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để cùng kiểm tra điều kiện sinh sống, làm việc của các lao động, đồng thời gặp gỡ đại diện lao động phối hợp giải quyết các vấn đề về quyền lợi, chế độ của người lao động, phù hợp với pháp luật Nhật Bản cũng như thực tế lao động.

Trong trường hợp chủ lao động không đáp ứng các yêu cầu này, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản can thiệp. Đại sứ quán đang theo dõi chặt chẽ vụ việc này và sẽ phối hợp với cơ quan chức năng sở tại nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của lao động Việt Nam”.

Về việc Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Malaysia gần đây tuyên bố đã bắt giữ 42 cư dân Việt Nam, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Ngay khi nhận được thông tin. theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin, đồng thời có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của 42 ngư dân Việt Nam”.

Trước sự việc cô gái Việt Nam tên Hoàng Thị Hiệu nhảy ra khỏi ô tô kêu cứu ở Quế Lâm (Trung Quốc) bị nghi là nạn nhân của bọn buôn bán người, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) phối hợp với các cơ quan chức năng Trung Quốc nhanh chóng tìm hiều, xác minh thông tin và tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết đối với cô gái này. Theo thông tin ban đầu mà Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh cung cấp, chị Hoàng Thị Hiệu đã theo bạn nhập cảnh trái phép tại vùng biên giới Lào Cai – Vân Nam ngày 9/3/2016. Hiện tại, chị Hoàng Thị Hiệu đang bị tạm giữ tại sở công an Quế Lâm để lấy lời khai do việc nhập cảnh trái phép. Hai người đi cùng ô tô bị tình nghi là đối tượng buôn bán người cũng đang bị công an tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bắt giữ và vụ việc đang được điều tra. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam”.

Trả lời phóng viên về sự việc ngư dân miền Trung cho biết đã bị tàu Trung Quốc tấn công và khống chế, Người Phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định: “Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng, các hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực đối với các công dân Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào là không thể chấp nhận được và chúng tôi kiên quyết phản đối.

Gần đây nhất, theo các cơ quan chức năng trong nước, tàu cá tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNA 91939 CS cùng với 10 thuyền viên trên tàu trong lúc đang hoạt động bình thường tại vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam và cũng là ngư trường truyền thống từ bao đời nay của các ngư dân Việt Nam, đã bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 46101 cưỡng chế và lấy đi một số tài sản trên tàu.

Đây là các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như tinh thần của Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vô nhân đạo này, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi của các lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời bồi thường thiệt hại cho các ngư dân Việt Nam, không để tái diễn những hành vi tương tự”.

Về việc các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ thể hiện quan điểm không ủng hộ TPP dẫn đến quan ngại gây ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh:

“TPP là một liên kết kinh tế thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần duy trì sự năng động và vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để đạt được thỏa thuận TPP cần sự nỗ lực trong nhiều năm của tất cả 12 quốc gia thành viên. TPP cũng thể hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của 12 quốc gia thành viên này. Vì vậy, 12 quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ thực thi các điều khoản đã được quy định trong TPP và trước hết là 12 nước đang cố gắng để sớm phê chuẩn TPP. Chúng tôi hi vọng rằng, các quốc gia thành viên TPP sẽ đẩy nhanh quá trình phê chuẩn để TPP thực sự phát huy giá trị của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia thành viên cũng như ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ là quan hệ đối tác toàn diện. Và quan hệ đối tác toàn diện được dựa trên rất nhiều mối quan hệ khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi không nghĩ rằng bất cứ điều gì như quá trình phê chuẩn TPP có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong hơn 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ không có TPP nhưng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển hết sức mạnh mẽ”.

Thu Trang

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Chiến thắng trước AS Roma không chỉ giúp Bayer Leverkusen nối dài kỷ lục bất bại mà còn tiến gần chiếc vé vào chung kết Europa League mùa này.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Mẫu xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp phải sự số mất phanh, gãy hệ thống treo sau khi đang chạy tại Malaysia đang là sự việc được rất nhiều ...
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Xin cho tôi hỏi thủ tục đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện như thế nào? - Độc giả Huyền Vy
Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mới đây, trên trang chủ Mazda Việt Nam, người tiêu dùng đã không còn tìm thấy cái tên Mazda BT-50 trong danh mục sản phẩm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động