TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ Latin: Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 15 năm qua | |
Xuất khẩu của Mỹ Latin giảm năm thứ tư liên tiếp |
Cuộc tấn công mới
3 năm sau cải cách năng lượng đầy tranh cãi của Chính phủ Mexico do Tổng thống Enrique Peña Nieto đứng đầu, Tập đoàn dầu khí nhà nước CNOOC của Trung Quốc đã mua được quyền khai thác tại phía Bắc vùng Vịnh Mexico, cách không xa biên giới biển giữa Mexico và Mỹ.
Trong đợt chào bán lần thứ 4 các lô dầu khí ngoài khơi của Mexico hồi đầu tháng này, CNOOC đã tham gia đấu thầu 2 trong số 8 lô được chào và bảo đảm được vai trò cổ đông đa số. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã thắng thầu tại 3 dự án nhỏ hơn, trong bối cảnh sự tham gia của các nhà thầu quốc tế vào các dự án này là khá nghèo nàn. Thành lập năm 1982 với nhà nước Trung Quốc là cổ đông chính, CNOOC quyết tâm giành được quyền khai thác các mỏ trên tới mức đưa ra cam kết phần lãi suất chia cho Chính phủ Mexico cao hơn tới 10 điểm % so với các địch thủ khác.
Bộ trưởng Năng lượng Mexcio Joaquín Coldwell ca ngợi “nếu các hợp đồng này củng cố được quan hệ Mexico-Trung Quốc, đó sẽ là một đóng góp lớn cho cuộc cải cách năng lượng”. Cuộc cải cách này tới nay vẫn gây tranh cãi gay gắt tại Mexico khi nó chấm dứt độc quyền mà công ty dầu khí nhà nước Pemex nắm giữ từ năm 1938 trong việc khai thác các mỏ trong lãnh thổ Mexcio và mở cửa lĩnh vực năng lượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đầu tư sản xuất tại mỏ đồng Peru. (Nguồn: mining.com) |
Mối quan tâm của CNOOC tại Mexico chính là hiện tượng báo hiệu cuộc tấn công mới của Trung Quốc vào cả khu vực. Cuối tháng 11 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm chính thức Ecuador, Peru và Chile, và qua chuyến công du này, Bắc Kinh đã ký hơn 40 thỏa thuận song phương trong nhiều lĩnh vực chiến lược khác nhau.
Đây đã là chuyến công du Mỹ Latin thứ 3 của ông Tập Cận Bình kể từ khi trở thành người đứng đầu nhà nước Trung Quốc năm 2013. Sau chuyến đi này, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một văn bản chiến lược đầy tham vọng, khẳng định sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong mối quan hệ với khu vực này.
Bắc Kinh công bố những kế hoạch đầu tư mới của mình tại Mỹ Latin đúng vào thời điểm xuất hiện ngày càng nhiều lập luận cho rằng Mỹ, dưới sự lãnh đạo sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, sẽ “trú” dưới chiếc ô của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Với Mỹ Latin, ông Trump đã hứa sẽ dựng một bức tường tại biên giới với Mexico; trục xuất hàng triệu người nhập cư gốc Latin thiếu giấy tờ hợp lệ; rời bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada; và không phê chuẩn Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Chile, Mexico và Peru là thành viên.
Tận dụng cơ hội
Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội này để mở rộng ảnh hưởng của mình tại Mexico nói riêng và cả khu vực nói chung. Văn bản chiến lược dài 11 trang được các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải ngày 24/11 vừa qua không bao gồm nhiều chi tiết, nhưng có một thông điệp rõ ràng: Bắc Kinh sẽ tập trung hơn vào Mỹ Latin và đã có một kế hoạch bài bản cho mục tiêu này, bao gồm ít nhất 39 kế hoạch hợp tác trong 8 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, xã hội, văn hóa, hợp tác quốc tế, gìn giữ hòa bình và an ninh. Một văn bản tương tự từng được đưa ra vào năm 2008 và chính là hiệu lệnh xuất phát cho sự mở rộng các hoạt động thương mại đầu tư mạnh mẽ sau đó của Bắc Kinh tại Tây bán cầu.
Ảnh minh họa: Trung Quốc là đối tác thương mại thứ 2 tại Mỹ Latin, chiếm tỷ trọng 13,7% giá trị ngoại thương của khu vực trong năm 2015. (Nguồn: La Tercera) |
Liệu Trung Quốc có là một đối tác dài hạn cho Mỹ Latin? Theo Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID), quốc gia đông dân nhất thế giới đang là đối tác thương mại thứ 2 tại Mỹ Latin, chiếm tỷ trọng 13,7% giá trị ngoại thương của khu vực trong năm 2015. Trong đó, trao đổi mậu dịch của Trung Quốc với 4 nước Brazil, Chile, Colombia và Peru chiếm một nửa giá trị này và lên tới 263 tỷ USD, cao gấp 20 lần so với chỉ số đó cách đây 15 năm.
Mục tiêu của Trung Quốc trong 15 năm tới, theo tạp chí China Policy Review, là thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại số một của khu vực. Đây chính là lý do Bắc Kinh đưa ra một văn bản chiến lược mới, thay cho văn bản ấn hành cách đây 8 năm mà các mục tiêu của nó có thể nói là đã được hoàn thành mỹ mãn.
Trong bài trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, nhà phân tích người Tây Ban Nha José Egido nhận định “tới nay chưa ai từng đưa ra một đề nghị tương tự cho Mỹ Latinh. Đây có thể là nền tảng cho sự phát triển của khu vực, nhờ vào một mối quan hệ chiến lược mà Trung Quốc đưa ra theo công thức ‘cùng thắng’. Mỹ Latinh có thể từ bỏ vai trò nhà cung cấp nguyên liệu thô và thay đổi hướng phát triển kinh tế trong phần còn lại của thế kỷ XXI”.
Nhà máy quang năng lớn nhất Mỹ Latin đi vào hoạt động Với công suất tối đa lên tới 246 MW/ngày, El Romero - nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất khu vực Mỹ Latin tại ... |
Vì tình đoàn kết và hợp tác với các nước Á-Phi-Mỹ Latinh Ngày 28/10 tại Hà Nội, Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á-Phi-Mỹ Latinh đã tổ chức buổi tọa đàm nhằm kỷ niệm 60 ... |
IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latin Trong báo cáo ngày 4/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Mỹ Latin sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,6% trong năm nay, ... |