Nhỏ Bình thường Lớn

Yếu tố Mỹ trong việc thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ, hiệu ứng domino tăng lãi suất ở Nga và các nước mới nổi

TGVN. Không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của môi trường tài chính bên ngoài, mà các thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.
(Nguồn: Getty Images)
Không riêng Thổ Nhĩ Kỳ, các nước thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.(Nguồn: Getty Images)

Ngày 22/3, thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra biến động mạnh, các loại tài sản tài chính đều bị bán tháo. Trên thị trường ngoại hối, đồng Lira mất giá mạnh, tỷ giá hối đoái quy đổi với đồng USD giảm 17%.

Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số XU100 lao dốc hai ngày liên tục, giảm tổng cộng hơn 15%, giao dịch bị gián đoạn cả ngày. Trên thị trường trái phiếu, trái phiếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bị bán tháo, giá sụt giảm mạnh, trong đó lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng đột ngột 319 điểm phần trăm lên 17,25%, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong lịch sử.

Sau khi phe quân sự phát động cuộc đảo chính thất bại vào tháng 7/2016 đến nay, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nhanh chóng. Mỹ rất nhiều lần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế và thương mại, do đó nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng suy sút, chỉ số giá cả đứng ở mức cao trong suốt nhiều năm.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 của nước này tăng 15,61% (tính theo năm), chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 27,09%, tất cả đều ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 8/2019.

Để kiềm chế lạm phát, ngày 18/3, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nâng lãi suất cơ bản từ 17% lên 19%. Sau đó, ngày 20/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan ký sắc lệnh cách chức Thống đốc ngân hàng trung ương Naci Agbal.

Sau khi thông tin được công bố, thị trường ngày càng hoảng loạn, dẫn đến hoạt động bán tháo tài sản trên quy mô lớn diễn ra khi thị trường ngoại hối, cổ phiếu và trái phiếu mở cửa vào ngày đầu tuần (22/3).

Tin liên quan
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mong manh

Việc Tổng thống Erdogan không hài lòng với quyết định tăng lãi suất và cách chức Thống đốc Naci Agbal chỉ là ngòi nổ dẫn đến sự biến động mạnh của thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, trên thực tế bản thân nền kinh tế nước này cũng hết sức mong manh.

Một mặt, ngân sách của Thổ Nhĩ Kỳ rất khó khăn. Dưới sự tấn công của đại dịch Covid-19, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại thâm hụt ngân sách tăng mạnh, nên đã không thông qua các biện pháp tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, mà quyết định hạ lãi suất ngân hàng, khuyến khích các thực thể kinh tế vay vốn ngân hàng. Nhưng cho dù như vậy, thâm hụt ngân sách năm 2020 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chiếm 3,4% GDP.

Mặt khác, tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến mức thâm hụt kéo dài và phải gánh các khoản nợ quốc tế khổng lồ. Trong quá trình phát triển kinh tế, tình hình mất cân bằng thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ nổi cộm, quy mô nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu trong thời gian dài dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai dài hạn.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's, thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2020 của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 5,3% GDP.

Trong quá trình xây dựng kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ lệ thuộc cao độ vào nguồn vốn bên ngoài, dẫn đến tình trạng quy mô nợ lớn hơn quy mô dữ trữ ngoại tệ. Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, tính đến quý III/2020, tổng nợ nước ngoài của nước này là 435,1 tỷ USD. Ngược lại, tính đến tháng 1/2021, dự trữ ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là 51,9 tỷ USD.

Cùng với giá cả hàng hóa chiến lược toàn cầu tăng mạnh, lãi suất dài hạn với đại diện là lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng gia tăng, khiến môi trường tài chính bên ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nhanh chóng. Sức mua của đồng nội tệ suy giảm, đồng thời chi phí huy động vốn tăng mạnh.

Tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cao, kết hợp với môi trường tài chính quốc tế hiện nay đã gia tăng áp lực lên đồng Lira trong thời gian gần đây, và cuối cùng sự kiện Thống đốc Naci Agbal bị cách chức đã thổi bùng tâm lý thị trường.

Thế khó của các nước thị trường mới nổi

Không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của môi trường tài chính bên ngoài, mà các nước thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.

Trong thời gian dịch bệnh, các nền kinh tế phát triển của Mỹ và châu Âu đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào thị trường.

Có gì trong gói cải cách kinh tế mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng hứa hẹn vừa được tung ra?

Có gì trong gói cải cách kinh tế mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng hứa hẹn vừa được tung ra?

Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), tháng 2/2021, chỉ số giá lương thực quốc tế tăng 26,5% (tính theo năm), sau 9 lần tăng liên tiếp, chạm đến mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Trong đó, giá cao lương, ngô, lúa mỳ quốc tế lần lượt tăng 82,1%, 45,5% và 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Để kiềm chế lạm phát, ngày 18/3, Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm phần trăm lên 2,75% từ mức thấp lịch sử 2% trước đó, đồng thời cho biết có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 5.

Ngày 19/3, Ngân hàng trung ương Nga cũng tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm lên 4,5%, đồng thời cho biết sẽ bắt đầu khôi phục chính sách tiền tệ trung tính, có thể tăng lãi suất 75 điểm phần trăm trở lên trong năm nay.

Ngoài ra, việc lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cũng đang thúc ép các thị trường mới nổi đưa ra biện pháp ứng phó. Gần đây, nhìn chung tỷ giá hối đoái so với đồng USD của đồng tiền tệ các nước trong thị trường mới nổi đang chịu sức ép.

Để gia tăng sức hấp dẫn của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương các nước thị trường mới nổi có thể phải thông qua hình thức tăng lãi suất để củng cố dòng vốn quốc tế chảy vào nước mình trong thời kỳ thanh khoản dồi dào vì dịch bệnh.

Một số chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, nhìn chung các thị trường mới nổi đang tồn tại rủi ro chính sách tiền tệ, kỳ vọng siêu lạm phát và đồng tiền mất giá rất dễ tác động chồng chéo lẫn nhau.

Theo đó, cùng với tình hình dịch bệnh của Mỹ dần được kiểm soát, kỳ vọng tăng lãi suất cũng dần nâng cao, các thị trường mới nổi từng bước khởi động lộ trình tăng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn xuyên biên giới tháo chạy, ngăn chặn vòng xoáy tiêu cực của lạm phát và đồng tiền mất giá.

Dự đoán, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga đã tăng lãi suất, thì các thị trường mới nổi khác như Nam Phi, Nigieria, Thái Lan… cũng có thể hành động theo.

Chi phí "xả lũ" của các nền kinh tế phát triển Mỹ và châu Âu thường chuyển cho các nước đang phát triển và hiện nay quá trình chuyển giao này đang diễn ra, hơn nữa các nước thị trường mới nổi bị ép buộc tăng lãi suất nên có thể gián đoạn các bước phục hồi kinh tế.

Theo Ziad Daoud, nhà kinh tế trưởng phụ trách các thị trường mới nổi của Bloomberg, thời cơ chuyển hướng chính sách tiền tệ của các thị trường mới nổi không lý tưởng, bởi phần lớn nền kinh tế của các nước thị trường mới nổi chưa hoàn toàn phục hồi từ đợt suy thoái trong dịch bệnh.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất thêm 3 năm để vượt Nhật Bản
Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan ngại với Đại sứ Nga về tình hình chiến sự tại Syria
Covid-19 ở Việt Nam sáng 24/3: Không ca mắc mới, hơn 17.000 người Hải Dương đã được tiêm vaccine
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng
Giữa căng thẳng gia tăng, máy bay do thám Mỹ áp sát Trung Quốc với cự ly gần chưa từng thấy
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?
Tỷ giá USD hôm nay 23/3: Thị trường tài chính chao đảo vì động thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, USD tăng mạnh
‘Thanh minh' với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ nói về việc mua hệ thống S-400 của Nga

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump? Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo? Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?
Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT
Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar