https://baoquocte.vn/ Đường Huyền Tông và người tình Trung Á (phần 1)

Đường Huyền Tông và người tình Trung Á (phần 1)

Những mối tình “xuyên quốc gia” không phải chỉ là sản phẩm của xã hội hiện đại. Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc cũng không ít những mối tình “Đông Tây kết hợp”. Ví như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, Minh Thành Tổ Chu Đệ, cho đến Viên Thế Khải đều từng có những “người tình bên kia đại dương” nổi tiếng trong lịch sử…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vua Huyền Tông

Liêu lạc cổ hành cung,

Cung hoa tịch mịch hồng.

Bạch đầu cung nữ tại.

Nhàn tọa thuyết Huyền Tông.

(Chốn hành cung xưa nay tiêu điều

Cung hoa một thời nay trở nên tịch mịch.

Chỉ còn lại đây những cung nữ bạc đầu,

Ngồi nhàn nói chuyện về vua Huyền Tông.)

Những bài Đường thi thường kích thích những người đời sau mơ mộng viển vông về một Đường Huyền Tông Lý Long Cơ cả đời phong lưu. Một Dương quý phi Dương Ngọc Hoàn “Trời sinh đã xinh đẹp đức hạnh không tự bỏ đi được”, cũng khiến cho bậc đại thi hào như Bạch Cư Dị làm bài Trường hận ca lưu truyền thiên cổ.

Nhưng gần đây, Cát Thừa Ung, chuyên gia Văn sử, Tổng biên tập Tạp chí Văn sử Trung Quốc, đã phát hiện rằng, ngoài Dương quý phi, trong số các thần thiếp của Huyền Tông còn có một “Hồ tuyền nữ”[1]: “huyền cổ nhất thanh song tụ cử, Hồi tuyết phiêu phiêu chuyển bồng vũ” (nghĩa là Một tiếng trống vang lên thì hai cánh tay áo bắt đầu nâng lên, Điệu múa tiên bắt đầu, gió tuyết bay bay), một “Dương quý phi” đến từ Trung Á.

Đường Huyền Tông có 29 người con gái và 30 người con trai. Những Hoàng hậu và phi tần được ghi chép trong sử sách gồm có Lưu Hoa phi, Triệu Lệ phi, Tiền phi, Hoàng Phủ Đức nghi, Vũ Huệ phi, Liễu Tiệp dư… hơn 20 người, còn có một số phi tần không được ghi chép lại, trong đó khiến người ta cảm thấy kỳ lạ nhất chính là Tào Dã Na Cơ (người đẹp Tào Dã Na). Trong Chư đế công chúa truyện của Tân Đường thư cũng chép: “Công chúa Thọ An, do Tào Dã Na sinh”.

Cát Thừa Ung nói: “Đối với Tào Dã Na, mẹ của công chúa Thọ An, một thời gian dài các học giả cho là không thể khảo chứng được. Nhưng nếu như ta lần theo con đường giao lưu văn hóa Đông Tây rồi dần dần tìm hiểu thì có thể thấy mối quan hệ giữa người Sodian và người Trung Quốc cổ đại là rất mật thiết”.

Vào thời Ngụy Tấn Tùy Đương, chữ “Cơ” (姬) được mọi người dùng để gọi những người phụ nữ trẻ đẹp, là một cách gọi (tước hiệu) về chức phận của phụ nữ. “Dã Na” là tiếng du nhập từ bên ngoài, còn họ Tào vốn là họ Hán được những người Sodian ở Trung Á sau khi du nhập vào Trung Quốc thường dùng. Vậy chẳng phải Tào Dã Na là người đến từ Tào Quốc của Trung Á?

Tào Quốc vốn là một quốc gia thuộc đặc khu của người Sodian, nay thuộc Tajikistan, Uzbekistan. Người thời Tùy Đường thường lấy tên nước để gọi tên những người đến từ đặc khu của người Sodian, được gọi là “Chiêu Vũ cửu tính”[2]. Họ Tào đến từ Tào Quốc cũng như họ Mễ, họ Sử, họ Khang, họ An lấy nước làm họ đều là những họ Sodian nhập cư vào biên giới Trung Quốc.


Bút tích của Huyền Tông


Cát Thừa Ung nói, sách vở Đôn Hoàng của Turpan đã tiết lộ những thông tin phong phú về tên họ, giúp người đời sau có thể nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về họ Tào. Sách vở được khai quật từ Turpan đã  ghi chép về những cái tên như Tào Đình Na, Tào Dã Na. Thạch Thất ở Sơn Tây Quế Lâm niên đại Cảnh Long năm thứ 3 đời Đường (tức năm 709) cũng có đề tên An Dã Na.

Cát Thừa Ung nói: “Tên gọi Tào Dã Na cơ không nghi ngờ gì nữa là chuyển ngữ sang chữ Hán. Tào là cách xưng hô phổ biến đối với những người Sodian đến từ Tào Quốc. Còn hai chữ Dã Na rõ ràng là một tên rất phổ biến của người Sodian. Trong tiếng Sodian, nó có nghĩa là ‘người được yêu thích nhất’. Những người con trai hay con gái xinh đẹp đều có thể lấy tên này…”

“Tên Tào Dã Na chưa được cải biến theo âm của người Hồ, có thể thấy người phụ nữ này Hán hóa chưa sâu. Thông thường, những người Sodian lấy tên thường dùng tên Hán, chứng tỏ sự Hán hóa đã rất sâu sắc như thế thì rất khó phán đoán cô ta có phải là người Sodian hay không”.

Là người sáng lập nên thời “Khai Nguyên thịnh thế” (thời kỳ thịnh trị Khai Nguyên), Đường Huyền Tông có cả “ba ngàn người đẹp trong hậu cung”, trong đó có một người tên gọi là “Tào Dã Na”, từng được Đường Huyền Tông mê đắm vô cùng. Nhưng mà là một người phụ nữ nước ngoài, làm sao cô đến được Trung Quốc để có cơ hội gặp gỡ và được Đường Huyền Tông sủng ái?

Căn cứ vào các manh mối lịch sử và kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về việc nhập cư của người Sodian vào Trung Quốc thì nguồn gốc của những người phụ nữ Trung Á đến Trung Quốc có ba khả năng:

Đầu tiên là những người nguồn gốc từ những cuộc mua bán tì nữ người Hồ trên Con đường Tơ lụa. Các nước Khâu Từ và Vu Điền đời Đường đều cho bố trí các tiệm buôn bán phụ nữ, Tây Châu thì kế thừa thị trường buôn bán nô lệ hưng thịnh của Cao Xương đặc biệt là việc buôn bán những nô tì người Hồ rất thịnh hành. Cát Thừa Ung nói, giá nô tì ở kinh thành Trường An đương thời khá cao, mỗi người đáng giá 250 xếp lụa còn ở Tây Châu chỉ có 40 xếp. Như thế so với Tây Châu, Trường An cao gấp 6 lần. Điều này kích thích các lái buôn Trung nguyên lẫn người Hồ mang những nô tì người Hồ đến Quan Trung, Giang Hoài buôn bán.

Thứ hai là những người phụ nữ Sodian trong các xóm người Hồ ở Trường An. Những người của chín họ Trung Á di cư đến Trường An rất nhiều, đặc biệt là những người Hồ thường qua lại trên Con đường Tơ lụa. Họ thường lấy Trường An làm nơi đầu mối chuyển hàng hay nơi trực tiếp buôn bán. Sau đó có rất nhiều người trong số họ định cư ở Trường An.

Sử chép, chợ Tây Trường An là nơi tập trung hàng hóa và buôn bán lớn nhất của Trường An. Trong đó chủ yếu là các thương nhân người Hồ. Họ mở cửa hàng, hiệu buôn kinh doanh kiếm lời, mang hàng hóa buôn bán cung cấp khắp nơi nên thường có nhà ở Trường An, lấy vợ sinh con ở Trường An từ đó xuất hiện “thổ sinh Hồ”, tức là những hậu duệ đời thứ hai hoặc thứ ba của người Hồ di dân. Trong số những cô gái Hồ xinh đẹp như hoa ở các tửu điếm Trường An có thể có mộ cô gái người Hồ mang họ Tào.

Ngoài ra trong vườn lê của Hoàng gia cũng có không ít các nghệ thuật gia người Hồ. Con gái của gia đình người Hồ họ Tào làm kỹ nữ nhập cung có thể được lựa chọn làm thê thiếp của Hoàng đế. Nhưng nếu như Tào Dã Na xuất thân từ trong một gia đình kỹ nữ người Hồ ở Trường An, thì thông thường theo tục lệ của người Sodian không thể dùng hai chữ “Dã Na” để làm tên được.

Thứ ba là là những “Hồ tuyền nữ” hay những cô gái người Hồ do những người Sodian Trung Á tiến cống đến Trường An. Chiêu Vũ cửu tính ở Trung Á chính thức quan hệ với triều Đường thường theo hình thức cống tiến và ban thưởng, số lần cống tiến nhiều và chủng loại sản phẩm cống tiến cũng phong phú.

Với một thời gian dài nghiên cứu mối quan hệ giao lưu Trung Quốc Tây Á, giáo sư Sái Hồng Sinh căn cứ vào thống kê từ Sách phủ nguyên quân, trong vòng 100 năm từ năm thứ 7 Vũ Đức thời Cao Tổ (tức năm 624) cho tới năm Đại Lịch thứ 7 (tức năm 722) chín họ người Hồ đã cống tiến 94 lần, trong đó Tào Quốc có 8 lần. Đặc biệt là vào nửa đầu thế kỷ thứ VIII khi quân đội của đế quốc Ả Rập liên tục tấn công ở phía Đông, bức ép các quốc gia ở vùng Trung Á khiến họ phải đến Trung Quốc xin trợ giúp. Trong đó thời kỳ Đường Huyền Tông trị vị chiếm hơn một nửa số lần cung tiến. Vào năm Thiên Bảo thứ 4 (tức năm 745) Quốc vương Tào quốc La Bộc Lộc dâng biểu cống tiến hy vọng thoát khỏi sự uy hiếp của quân đội Ả Rập nguyện làm một châu nhỏ của triều Đường. Xét trong tình hình đó việc tiến cống một “Hồ tuyền nữ” cũng là chuyện có nhiều khả năng xảy ra.

Cát Thừa Ung nói: “Sử chép, thời kỳ Khai Nguyên có rất nhiều nước cống tiến Hồ tuyền nữ. Khang Quốc cũng cống tiến Hồ tuyền nữ, Sử quốc cũng nhiều lần cống tiến Hồ tuyền nữ, Mễ quốc cũng cống tiến ba Hồ tuyền nữ. Giống như một tập quán truyền thống, việc Tào Quốc cống tiến Hồ tuyền nữ là chuyện rất tự nhiên”.

“Là một cô gái xinh đẹp muôn phần, giỏi ca hay múa, Hồ tuyền nữ là những người phụ nữ nước ngoại dễ tiếp cận với Hoàng đế nhất. Tào Dã Na có lẽ là một Hồ tuyền nữ được Tào Quốc cống tiến vào thời kỳ Khai Nguyên. Vì tài sắc mà được Huyền Tông đưa vào cung. Người này so với Dương quý phi thông minh lanh lợi đoán ý Huyền Tông lại ‘giỏi ca múa, hiểu âm luật’ chẳng khác là bao nhiêu".


[1] Hồ tuyền là tên một điệu múa của người Hồ rất thịnh hành vào đời Đường. Hồ tuyền nữ chỉ những người phụ nữ người Hồ múa điệu Hồ tuyền. Bạch Cư Dị có làm một bài thơ tên là Hồ tuyền nữ.

[2]Tên gọi chung của hơn 10 tiểu quốc của những người Sodian và hậu duệ của họ từ đặc khu Sodian đến Trung Nguyên vào thời Nam Bắc Triều và Tùy Đường. Vua của họ lấy họ là Chiêu Vũ. Nguồn gốc của từ Chiêu Vũ đến nay vẫn chưa xác định được. Tân Đường thư lấy Khang, An, Tào, Thạch, Mễ, Hà, Hỏa Tầm, Mậu Địa, Sử gọi là Chiêu Vũ cửu tính. Còn lấy Đông An Quốc, Hoa Quốc, Hãn và Na Sắc Ba bổ sung vào đó. Tào Quốc cũng được phân làm ba nước Đông, Tây và Trung. Một căn cứ khác là Bắc sử  và Tùy thư, Ô Na Hạt, Mục Quốc, Tào Quốc cũng là các quốc gia có họ vua là Chiêu Vũ. Căn cứ vào ghi chép của Tùy thư, Chiêu Vũ cửu tính vốn là người nướ Nguyệt Thị (Tây Vực), trước sống ở núi Kỳ Liên khu vực phía Bắc của Chiêu Vũ thành (nay là Lam Trạch Cam Túc Trung Quốc) vì bị quân Hung Nô tấn công nên chạy qua phía Tây Song Lĩnh, phân vương theo chi thứ lấy Chiêu Vũ làm họ. Cư dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp kèm theo việc buôn bán và chăn nuôi. Trong sử sách Trung Quốc nói họ vốn sống ở núi Kỳ Sơn phía Bắc thành thành Chiêu Vũ, bị Hung Nô tấn công nên di cư sang phía Tây đến vùng sông Trung Á, theo chi thứ mà phân vương, có Khang, An, Tào, Thạch, Mễ, Sử, Hà, Mục, gồm 9 họ, đều có họ chung là Chiêu Vũ nên gọi là Chiêu Vũ cửu tính.

Theo VieTimes

* Còn nữa

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư nêu rõ nhìn lại chặng đường 50 năm qua, chúng ta càng thêm tự hào, trân trọng những chiến công, thành tích của các thế hệ đi ...
Tin thế giới 21/4: Ukraine ra yêu sách chấn động với Đức, Iran tìm đến Trung Quốc trước thềm đàm phán với Mỹ, thế giới tiếc thương Giáo hoàng Francis

Tin thế giới 21/4: Ukraine ra yêu sách chấn động với Đức, Iran tìm đến Trung Quốc trước thềm đàm phán với Mỹ, thế giới tiếc thương Giáo hoàng Francis

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan từ nhịp cầu giáo dục

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan từ nhịp cầu giáo dục

Leyla Aliyeva - cháu gái của vị lãnh tụ vĩ đại Heydar Aliyev, người đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, có buổi giao lưu đầm ấm ...
Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025 gây ấn tượng với trang phục áo dài đậm văn hóa lịch sử

Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025 gây ấn tượng với trang phục áo dài đậm văn hóa lịch sử

Đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025 diễn ra vào tối 20/4 tại Vĩnh Phúc với chiến thắng thuộc về thí sinh Lương Thị Hương.
Phu nhân Thủ tướng trải nghiệm làm tranh Đông Hồ, chia sẻ về Bắc Bling và hát quan họ với bạn bè quốc tế

Phu nhân Thủ tướng trải nghiệm làm tranh Đông Hồ, chia sẻ về Bắc Bling và hát quan họ với bạn bè quốc tế

Sáng ngày 21/4, Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Lê Thị Bích Trân đã có buổi giao lưu với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở từ ngày hội việc làm Học viện Ngoại giao 2025

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở từ ngày hội việc làm Học viện Ngoại giao 2025

Ngày hội việc làm Học viện Ngoại giao thu hút sự tham gia của hơn 1.000 sinh viên cùng 34 đơn vị tuyển dụng, tổ chức và doanh nghiệp...
Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Ngày 19/4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế diễn ra sự kiện đặc biệt, góp phần mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn.
Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Các thương hiệu nên nhìn nhận du lịch vũ trụ là bệ phóng cho các chiến dịch marketing, đặc biệt khi muốn tiếp cận thế hệ Gen Z Việt Nam.
Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành điểm đến toàn cầu, nơi vịnh Hạ Long - Bái Tử Long được định vị là 'thiên đường cảnh quan'.
Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' biến các nền tảng truyền thông và dữ liệu số thành phương tiện kết nối người dân với giá trị văn hóa, du lịch.
Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Vẻ đẹp từ di sản và thiên nhiên, ẩm thực phong phú, đặc sắc... là một trong những lý do khiến Hà Nội hấp dẫn trong mắt du khách.
Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Hội nghị thượng đỉnh P4G là một cơ hội tốt để Hà Nội giới thiệu những sáng kiến và mô hình du lịch xanh của mình.
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Bộ sách 'Vang danh nghề cổ' chính là cây cầu đưa các em nhỏ trở về với những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc một cách sinh động và đầy hấp dẫn.
Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tại Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc mang tên 'Vẻ đẹp Việt Nam'.
Mốc son âm nhạc Việt Nam

Mốc son âm nhạc Việt Nam

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO vinh danh gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc, có tính tiếp cận cao thông qua nền tảng số đa ngữ.
Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Tại Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc.
Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

'Sau tất cả chỉ còn tình thương ở lại' là cuốn sách mới nhất của Đại đức Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo với thao thức: Tình thương là gì?
‘Phim kiếm hiệp’ về AI

‘Phim kiếm hiệp’ về AI

Bá chủ AI là một tác phẩm xuất sắc của Parmy Olson, mang đến một phân tích toàn diện về sự phát triển nhanh chóng của AI...
Mốc son âm nhạc Việt Nam

Mốc son âm nhạc Việt Nam

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO vinh danh gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc, có tính tiếp cận cao thông qua nền tảng số đa ngữ.
Người Khmer về chùa Tông Kim Quang đón Tết Chol Chnam Thmay

Người Khmer về chùa Tông Kim Quang đón Tết Chol Chnam Thmay

Sáng 13/4, lễ hội Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer đã diễn ra tại chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), với niềm hoan hỷ.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh sẽ tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp

Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh sẽ tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp

Bắc Ninh - Kinh Bắc là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, phong phú và độc đáo, cái nôi của người Việt Cổ.
Nét văn hóa đặc sắc mang tên Lễ hội Tràng An

Nét văn hóa đặc sắc mang tên Lễ hội Tràng An

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu.
Xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử của người làm công tác di sản văn hóa

Xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử của người làm công tác di sản văn hóa

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa.
Liên kết quảng bá di sản văn hóa giữa các địa phương trên cả nước

Liên kết quảng bá di sản văn hóa giữa các địa phương trên cả nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm 'Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam' tại Huế .
Phiên bản di động