📞

10 điều thú vị về hai vùng cực

06:54 | 26/01/2010
Là hai vùng Cực của Trái Đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt, như gấu Bắc Cực và chim cánh cụt Nam Cực, ở đâu lạnh hơn và chứa nhiều vàng đen hơn.
Nam Cực chính là nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ.

Sự đối lập của 2 cực

Cực Bắc là vùng đại dương bị đóng băng, bao quanh bởi đất. Trong khi đó, ngược lại, Nam Cực là một lục địa với những dãy núi và hồ và bao quanh bởi đại dương.

Theo quan điểm về xã hội và chính trị, vùng cực Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của Canada, Mỹ, Greenland (lãnh thổ của Đan Mạch), Nga, Iceland, Nauy, Thụy Điển và Phần Lan.

Khối lượng băng

Phần lục địa xa nhất phía cực nam có xấp xỉ 90 % lượng băng của thế giới, với trữ lượng khoảng 1/3 lượng nước ngọt của Trái Đất đang bị giữ dưới dạng băng ở đây.

Chính trữ lượng băng lớn nảy đã này sinh ý tưởng cho việc kéo những núi băng khổng lồ này tới những vùng bị khô hạn. Hoàng tử Mohammed al Faisal của Arap Saudi đã từng lên kế hoạch để di chuyển 100 triệu tấn băng từ Nam cực về quốc gia của mình.

Vùng đất không bóng người

Mặc dù những hỉnh ảnh biểu tượng của những nhà thám hiểm của quá khứ, cắm những những chiếc cờ một cách oai phong trên cực Nam, thế nhưng đây vẫn là nơi duy nhất trên Đất không thuộc sở hữu của bất kì ai.

Nam Cực có rất nhiều cờ nhưng không một bóng người.

Trạng thái này được duy trì nhờ sự tồn tại của Hiệp ước Nam Cực. Theo đó, đất đai và tài nguôn của Nam cực được sử dụng cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

Nó khác biệt hoàn toàn với hơn 4 triệu người sống ở vòng tròn cực Bắc, tại những thị trấn nhỏ hay các thành phố, như : Barrow, Alaska (Mỹ); Tromso (Nauy); Muramansk và Salekhaard (Nga).

Vàng đen

Những đất nước đang khao khát nguồn tài nguyên nằm ở vòng tròn cực Bắc - nơi chứa tới 1/4 trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ.

Một trữ lượng dầu khổng lồ còn ẩn chứa dưới những lớp băng Bắc Cực

Nga đang có những động thái rõ rệt trong việc tuyên bố lãnh thổ với vùng lớn của Bắc cực, trong đó có thể chứa lượng dầu mỏ khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trước động thái đó, chính quyền Mỹ cũng gửi tàu phá băng tới nhằm vẽ bản đồ lãnh thổ trên khu vực Alaska.

Còn ở phía Nam, cũng có những giả thuyết rằng, có trữ lượng khí gas nằm ở thềm lục địa phía Nam này, đặc biệt là khu vực dưới biển Ross, nhưng việc khai thác bị hạn chế hoàn toàn do Hiệp ước Nam Cực.

Chim cánh cụt và gấu

Những chiếc thiệp giáng sinh hay quảng cáo thương mại của Coke thường gộp chung hộ khẩu cho gấu trắng và chim cánh cụt.

Trên thực tế, chim cánh cụt chỉ sống ở Nam cực và loài gấu trắng chỉ sống ở Bắc cực. Vì vậy, những chú chim cánh cụt ục ịch không thể là con mồi ngon lành cho những chú gấu khổng lồ.

Nơi trú ngụ của ông già Noel

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng ngàn bức thư được gửi tới cho ông già Noel ở Bắc Cực... Thế nhưng, ông già Noel ở chỗ nào ở Bắc Cực. Người Phần Lan tự cho rằng ông già Noel là "công dân" của họ. Nhưng 17788 người Mỹ ở Alaska cũng quảng cáo mã vùng của họ là địa chỉ của ông già Noel. Alaska là vùng sinh sống ưa thích của những chú tuần lộc to lớn, động lực chính của phương tiện di chuyển giúp ông già Noel phát quà trên toàn thế giới.

Cuộc chiến của cái lạnh

Cực  Nam lạnh đến nỗi mà tuyết không thể tan ở nhiều nơi trên lục địa băng này. Nhiệt độ trung bình của vùng là khoảng - 49 độ C và đây chính là nơi có lạnh nhất trên Trái Đất.

Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của mùa đông ở Bắc Cực chỉ khoảng -34 độ C, nhưng nó ấm hơn vào mùa hè. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên Trái Đất là - 89,6 độ C, ghi được vào ngày 21/7/1983 tại trạm Vostok gần cực Nam.

Lỗ hổng ở tầng Ozone

Trong khi một lỗ hổng ở tầng ozone Nam Cực đang ngày càng rộng ra, gấp ba lần diện tích bề mặt của Mỹ, thì Bắc Cực cũng đang rơi vào thảm họa tương tự.

Tuy nhiên, có một sự thật là không hề có một lỗ hổng thực sự. Khái niệm "lỗ hổng" ở đây chỉ một vùng khí quyển không chứa ozone, hóa chất giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi tác hại của bức xạ mặt trời.

Sự mất mát ozone ở bán cầu Bắc thấp hơn so với phía Nam bởi vì nhiệt độ của Bắc cực ấm hơn đã giới hạn sự hình thành của lớp mây tầng bình lưu, nguyên nhân gây ra sự phá hủy ozone.

Băng tan

Lớp băng đang ngày càng mỏng hơn - đó là lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu.

Bắc Cực rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu. Nhiệt độ ấm hơn trong suốt những tháng mùa hè làm tan những lớp băng dày  4-5m. Các nhà khoa học còn dự báo rằng, những lớp băng dày tới 3,2 km ở quần đảo Greenland đang tan chảy rất nhanh, khiến nó có thể chỉ còn một nửa vào cuối thế kỷ này.

Còn với Nam Cực, các nghiên cứu cũng nhận ra, băng đang tan, và không ai muốn điều ấy xảy ra, bởi nếu thế, mực nước biển sẽ tăng tới 60m, một con số không ấn tượng nhưng có thể gây thảm họa trên nhiều phần còn lại của trái đất.

Theo Đất Việt