10 tiêu điểm quốc tế năm 2020 do Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn
09:00 | 02/01/2021
TGVN. 2020 là một năm đầy sóng gió, thách thức với toàn thế giới, khiến bức tranh thế giới năm 2020 xám màu hơn thường lệ. Song bên cạnh đó, những tia sáng thắp lên hy vọng về một 2021 tươi sáng hơn. Sau đây là 10 tiêu điểm quốc tế năm 2020 do Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn
Đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời đại ngày nay, gây thiệt hại về người và các tác động chưa từng có tới đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, buộc các chính phủ triển khai biện pháp ứng phó, cố gắng thiết lập tình trạng “bình thường mới”, thúc đẩy đoàn kết ứng phó đại dịch.
Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, công nghệ, tác động sâu rộng tới châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ Mỹ-Nga không có dấu hiệu cải thiện, Mỹ- EU tiếp tục có nhiều bất đồng; Trung – Nhật gia tăng căng thẳng xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc – EU chưa giải quyết được các hồ sơ nhân quyền, thương mại song phương ...
Bầu cử Mỹ: Mỹ tiến hành cuộc Bầu cử đặc biệt nhất trong lịch sử, với nhiều con số kỷ lục, tranh cãi về mặt kết quả và cuộc chiến pháp lý của ông Donald Trump khiến chia rẽ trong nội bộ Mỹ ngày một sâu sắc.
Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái lớn nhất (-4,4%) kể từ sau Đại Suy thoái, đi kèm hệ lụy từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó là xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng, đa dạng hóa dòng vốn đầu tư ngày càng rõ nét.
Xu thế liên kết kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nhiều tiến triển mới. Nhiều FTA song phương và đa phương được ký kết và thúc đẩy, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); FTA giữa Việt Nam với EU, Anh; giữa Trung Quốc với Campuchia, Papua New Guinea; giữa Australia với Indonesia; FTA Trung – Nhật – Hàn. APEC thông qua Tầm nhìn đến 2040.
Các điểm nóng truyền thống tại Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng và bùng phát thành xung đột. Đặc biệt, cuộc tranh luận bằng công hàm tại Liên hợp quốc với việc chín nước lưu hành 10 công hàm về vấn đề Biển Đông đã khẳng định và đề cao trật tự pháp lý trên biển, giá trị của Công ước Luật biển 1982.
Những thỏa thuận hòa bình lịch sử được ký kết: Israel ký thỏa thuận hòa bình với một số quốc gia Hồi giáo Arab, Mỹ ký thỏa thuận hòa bình với Taliban, mở ra triển vọng mới về hòa bình tại khu vực Trung Đông và Nam Á. Tuy nhiên, xung đột lợi ích, chủ nghĩa dân tộc tại một số điểm nóng bùng phát và trở nên gay gắt như biên giới Trung-Ấn, Nagorno-Karabakh, Belarus, Ethiopia, Syria, Yemen… đe dọa hòa bình, an ninh thế giới. Quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng khi hai bên sử dụng vũ lực đe dọa lẫn nhau.
Các vụ thiên tai, thảm họa, bạo động xảy ra tại nhiều nơi cướp đi sinh mạng của nhiều người và cho thấy thế giới vẫn tiềm ẩn những bất ổn khó lường: Vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut (Lebanon); Iran bắn nhầm máy bay Ukraine; cháy rừng ở Australia và Mỹ; mưa bão, lũ lụt tại Đông Nam Á; làn sóng biểu tình bạo lực, bạo động lan rộng ở Mỹ và châu Âu đòi bình đẳng cho người da màu…
Đàm phán về Thỏa thuận Brexit hoàn tất, mở ra một chương mới cho lịch sử của nước Anh và Liên minh châu Âu (EU), dù đây sẽ là một hành trình không dễ dàng khi cả hai tiếp tục phải đối mặt đại dịch Covid-19 và suy thoái toàn cầu, với EU cố gắng hàn gắn các chia rẽ nội khối sâu sắc.
Ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số có những bước tiến mạnh mẽ, đột phá. Dưới tác động của Covid-19 và nhu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ đời sống diễn ra mạnh mẽ chưa từng thấy, tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của các quốc gia.
Chuyến thăm của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan có thể là tiếp xúc cấp cao cuối cùng giữa Ấn Độ và chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Một vụ xả súng đẫm máu xảy ra tại thị trấn Cetinje, thuộc khu vực Tây Nam Montenegro vào chiều 1/1, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em.
Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.