10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

Giới thiệu 10 tiêu điểm quốc tế năm 2021 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực.
Sự xuất hiện của các biến thể mới SARS-CoV-2 như Delta và Omicron khiến cuộc chiến chống dịch Covid-19 của thế giới khó khăn hơn. (Nguồn: AFP)

Đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu sẽ sớm chuyển thành cúm mùa. Các nước chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn” với đại dịch, tuy nhiên biến thể mới của SARS-CoV-2 như Delta,Omicron... đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, cho dù nhiều loại vaccine Covid-19 đã được phát triển và tiêm cho hàng tỷ người trên thế giới.

Sự lây lan của biến thể Delta/Omicron và tình trạng khan hiếm vaccine đã gây nên bất bình đẳng về vaccine giữa các nước phát triển và đang phát triển, khiến đại dịch này khó bị dập tắt hơn và đặt thế giới đứng trước nguy cơ phải đối phó với biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai.

Ông Joe Biden chính thức thay thế ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ
Ông Joe Biden trong lễ nhậm chức trở thành Tổng thống Mỹ ngày 20/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức có thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất. Sau cuộc bầu cử đầy căng thẳng tháng Giêng và cuộc bạo loạn đồi Capital chưa từng có trong lịch sử, ông Joe Biden chính thức thay thế ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.

Tại Đức, sau 16 năm cầm quyền liên tục của hai đảng CDU/CSU, ông Olaf Scholz kế nhiệm bà Angela Merkel, thành lập liên minh SPD/FDP/Xanh.

Ở Nhật, ông Kishida Fumio trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ hai trong hơn một năm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)

Hội nghị TW6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Nghị quyết lịch sử, coi ông Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo và “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới là chủ nghĩa Marx của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Marx của thế kỷ XXI, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại”, đưa ông sánh vai với ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình về vị thế và tầm ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc nói riêng và lịch sử Trung Quốc sau năm 1945 nói chung.

Thượng đỉnh Mỹ-Nga (tháng 6 và 12/2021)
Thượng đỉnh Mỹ-Nga (tháng 6 và 12/2021) giúp các bên hiểu rõ hơn lợi ích và khác biệt .

Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, tiếp tục gay gắt và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục đối mặt với nhiều rào cản trong các vấn đề kiểm soát vũ khí chiến lược, vùng phía Đông Ukraine, Dòng chảy phương Bắc II...

Tuy nhiên, thượng đỉnh Mỹ - Trung trực tuyến đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (tháng 11) và thượng đỉnh Mỹ - Nga (tháng 6 và 12/2021) đã giúp các bên hiểu rõ hơn lợi ích và khác biệt để cùng nhau tìm cách quản lý mối quan hệ song phương.

EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.
EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.

Liên minh châu Âu (EU) có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại khi công bố hàng loạt văn bản định hướng chiến lược, đồng thời khởi xướng thảo luận về tự chủ chiến lược nhằm duy trì, quản lý hiệu quả quan hệ với Mỹ, Nga, Trung Quốc và đương đầu với những thách thức mới.

Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn
Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn.

Châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn và trung tâm quyền lực quan trọng. Cạnh tranh chiến lược tại đây diễn ra phức tạp với nhiều hình thái mới.

Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức, song cũng là cơ hội để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.

Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Kinh tế thế giới, sau thời gian khó khăn năm 2020, đã có dấu hiệu phục hồi với tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt kỳ vọng (5,6%) cùng với sức chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực không đồng đều và phụ thuộc vào công tác phòng, chống dịch, tiếp cận vaccine, chính sách kích thích kinh tế của từng quốc gia và khả năng thích ứng trước các xu thế mới như chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hay khủng hoảng năng lượng.

Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)
Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)

Đại dịch Covid-19 góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra nhu cầu cấp bách về số hóa nền kinh tế với các nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Năm 2021 cũng chứng kiến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các đồng tiền ảo, đặt ra bài toán cấp thiết về quản lý hiệu quả thị trường và hình thức giao dịch mới mẻ này.

Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)
Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)

Hàng loạt thiên tai và vấn đề môi trường năm qua như bão và lũ lụt tại Đông Nam Á, Đức hay Mỹ đã khiến thế giới nhận thức rõ sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và cam kết mạnh mẽ hơn để xây dựng nền kinh tế toàn cầu xanh và bền vững, thể hiện rõ nét tại Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) và nhất là Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)
Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)

Sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới: Năm 2021, thế giới cũng chứng kiến sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới như chính biến tại Myanmar hồi tháng Tư, khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan sau khi Mỹ rút quân cuối tháng Tám và Taliban lên nắm quyền, căng thẳng biên giới Belarus - Ba Lan tháng Chín và đảo chính tại Sudan tháng Mười. Nhiều điểm nóng cũ vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu như Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, vùng phía Đông Ukraine, chiến sự Yemen và Syria.

Truyền thông quốc tế đánh giá cao nỗ lực vượt khó của kinh tế Việt Nam năm 2021 giữa dịch Covid-19

Truyền thông quốc tế đánh giá cao nỗ lực vượt khó của kinh tế Việt Nam năm 2021 giữa dịch Covid-19

Việt Nam đã chuyển chiến lược từ “Zero Covid-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch, giúp duy ...

Sự kiện quốc tế nối bật 6/12-12/12: Tiêu điểm Thượng đỉnh Nga-Mỹ, 'Mặt trận' phương Tây 'tẩy chay ngoại giao' Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Sự kiện quốc tế nối bật 6/12-12/12: Tiêu điểm Thượng đỉnh Nga-Mỹ, 'Mặt trận' phương Tây 'tẩy chay ngoại giao' Olympic mùa Đông Bắc Kinh

Thượng đỉnh Nga-Mỹ, Nga-Ấn Độ, Đức có Thủ tướng mới, Phương Tây tạo lập 'mặt trận' tẩy chay Olympic Bắc Kinh mùa Đông... là những ...

BAN BIÊN TẬP

Đọc thêm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực ...
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động