100 năm Ngày sinh Giáo sư Trần Văn Khê: Người 'truyền lửa' để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian

Hoàng yến
Giáo sư Trần Văn Khê đã dành gần trọn cả cuộc đời cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc, với tâm niệm "phụng sự âm nhạc truyền thống Việt Nam đến hơi thở cuối cùng”. Ông cũng là người đưa âm nhạc Việt Nam có mặt trên bản đồ âm nhạc thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cả cuộc đời gắn bó với âm nhạc dân tộc

Giáo sư Trần Văn Khê sinh ngày 24/7/1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình nghệ sỹ, có bốn đời theo âm nhạc truyền thống.

100 năm Ngày sinh Giáo sư Trần Văn Khê: Người 'truyền lửa' để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian
Giáo sư Trần Văn Khê (1921 - 2015). (Nguồn: Đại đoàn kết)

Trong cuốn Hồi ký Trần Văn Khê, ông viết rằng ngay từ khi trong bụng mẹ, ông đã được cậu Năm (tức nghệ sĩ Năm Khương) “ngày ngày thổi sáo, hòa đờn cho đứa bé đang còn trong bụng mẹ nghe để nó thấm nhuần âm nhạc nước nhà”.

Lớn lên trong gia đình mà cả hai bên nội, ngoại đều có những nghệ sỹ chơi nhạc, viết nhạc giỏi, cậu bé Trần Văn Khê đã thụ hưởng được cả một không gian âm nhạc và cộng với thiên khiếu của mình, ông sớm bước vào thế giới âm nhạc truyền thống. Tám tuổi ông đã được cậu Năm Khương dạy đờn cò, 12 tuổi, được người cô của mình là bà Trần Ngọc Viện (nghệ sĩ Ba Viện) dạy đờn tranh, 14 tuổi biết chơi trống nhạc.

Ngoài âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khê còn được học chữ Hán, giỏi ngôn ngữ và sớm bộc lộ năng khiếu văn chương qua những bài thơ đầu đời.

Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp du học. Ông bắt đầu theo đuổi nghiên cứu âm nhạc từ năm 1954.

Năm 1958, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ âm nhạc tại Đại học Sorbonne với đề tài Âm nhạc truyền thống Việt Nam (La musique Vietnamienne traditionnelle), trong đó nhấn mạnh âm nhạc tài tử miền Nam và nhạc Cung đình Huế cùng hai đề tài phụ là Khổng tử và âm nhạc (Confucius et la musique) và Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam (Place de la musique dans la société Vietnamienne). Cũng từ đây, ông bắt đầu đi những bước đầu tiên trên chặng đường dài là: sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Từ giữa thập niên 1960, ông xuất hiện như một chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, giảng dạy, quảng bá âm nhạc Việt Nam đến khắp nơi trên toàn thế giới. Ông sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam không phải bởi thấy âm nhạc Việt Nam độc đáo hay đẹp hơn âm nhạc của các dân tộc khác mà đơn giản ông là người Việt Nam. Với ông, đó là một thứ "quốc hồn", "quốc tuý".

Luận án tiến sỹ của ông là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nền âm nhạc Việt Nam thống nhất được giới thiệu trên thế giới khi đất nước còn bị chia cắt. Thậm chí, khi đất nước đang trong khói lửa kháng chiến, ông đã tự hào đem đàn Tranh và đàn Cò Việt Nam giới thiệu ở Festival Âm nhạc thanh niên thế giới tại Budapest vào năm 1949 và giành được giải Nhì về biểu diễn nhạc cụ. Kể từ đó, thế giới bắt đầu biết đến hình ảnh một "thầy đờn" Việt Nam độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ.

Giáo sư Trần Văn Khê cũng không bỏ lỡ một dịp nào để đem lời ca, tiếng nhạc Việt Nam đến khắp năm châu dù đó là những lần thuyết trình trên các đài truyền thanh, truyền hình hay trong các chuyến đi tham dự hội nghị âm nhạc.

Sống nơi đất khách, điều mong mỏi của ông là đem hồn nhạc Việt đi xa, quảng bá rộng rãi cho mọi người yêu nhạc. Bằng tài năng và bầu nhiệt huyết của mình, ông đã bước vào làng nhạc quốc tế và thực hiện được điều mong ước đó.

Gần nửa thế kỷ nghiên cứu, hoạt động và giảng dạy âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khê đã viết hàng trăm bài báo và tham luận về đề tài âm nhạc dân tộc Việt Nam, được dịch ra 14 thứ tiếng.

Với ngón đàn điêu luyện và khả năng truyền cảm, ông đảm nhận giới thiệu các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam trên làn sóng phát thanh, truyền hình, đồng thời ông cũng tham gia thuyết trình về âm nhạc truyền thống Việt Nam trong nhiều hội nghị và các trường đại học lớn tại hơn 50 quốc gia.

Nghe ông nói nói về cội nguồn âm nhạc dân tộc, mới cảm được hết cái tình của một người nhạc sĩ suốt đời say mê nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông rất bác học, tinh tế qua những cuộc diễn thuyết, minh họa về chèo, tuồng, hát bội, cải lương, hát bài chòi, hò Huế, hò lục tỉnh...

"Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt, giảng dạy cho người Việt Nam. Không có cái ngon nào bằng được ăn món ăn Việt Nam và được nghe âm nhạc Việt Nam trên đất nước Việt Nam... Không thể lấy bánh mì pate mà thay cơm Việt Nam, không thể lấy rượu Tây mà thay được ngụm nước quê nhà", Giáo sư Trần Văn Khê.

Ông đã thực hiện được gần 30 đĩa hát 33 vòng và CD về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc một số nước châu Á; tham dự 210 hội nghị quốc tế về âm nhạc và âm nhạc học trên 67 quốc gia, gần 20 liên hoan quốc tế về âm nhạc khắp năm châu…

Có thể nói, Giáo sư Trần Văn Khê đã trở thành một thư viện sống, một bách khoa thư sống về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Với sự tín nhiệm của UNESCO, ông đã có cơ hội góp sức vào việc thẩm định Hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ, Đờn ca tài tử Nam bộ… Ông đã chứng minh được những nét đặc sắc, độc nhất vô nhị của các loại hình nghệ thuật này để được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông còn là thành viên của nhiều hội quốc tế về âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc của các quốc gia Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, cũng như tham gia giảng dạy, đào tạo gần 7.000 sinh viên, hướng dẫn gần 40 học viên cao học và nghiên cứu sinh về âm nhạc học.

Với những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên được ghi danh và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới; được tặng nhiều giải thưởng lớn, danh giá: Giải thưởng đặc biệt về âm nhạc của UNESCO, Giải thưởng lớn Hàn lâm Viện Đĩa hát Pháp, Giải thưởng Đại học Pháp, Giải thưởng Dân tộc nhạc học, Giải thưởng lớn về Âm nhạc UNESCO và Hội Đồng quốc tế Âm nhạc…

“Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt”

Sống ở nước ngoài đến hơn nửa đời người, nhưng 57 năm bôn ba ở nơi đất khách, chưa một lúc Giáo sư Trần Văn Khê quên mình là một người Việt Nam. Chất giọng của ông vẫn mang những nét đặc trưng Nam bộ, không hề pha tạp. Ông chỉ dùng tiếng nước ngoài khi nào buộc phải giao tiếp với người nước ngoài. Còn lại, ông luôn sử dụng tiếng Việt. Ông yêu đất nước bằng tình yêu máu mủ, ruột thịt. Ông gắn bó với quê hương từ những món ăn thường ngày tự nấu, đến âm nhạc dân tộc mà ông dành cả đời nghiên cứu, bảo tồn...

Đã nhiều lần mong muốn về định cư hẳn tại Việt Nam, nhưng ông không thực hiện được chỉ vì một nguyên nhân: đó là về nước mà không được mang theo kho tư liệu khổng lồ của mình về âm nhạc mà ông đã sưu tầm, lưu giữ suốt mấy chục năm qua. Với ông, đó là một gia tài lớn mà ông muốn hiến tặng đất nước, cho những người có chung tình yêu dành cho âm nhạc dân tộc giống như ông. Mãi đến năm 2006, khi được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý tiếp nhận số tư liệu này, ông mới chính thức về định cư tại quê nhà và mang theo 420 kiện hàng về Việt Nam.

Từ ngày về nước, ông tiếp tục đi sâu tìm hiểu, giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt Nam trên chính quê hương mình. Ông đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, mong muốn đưa âm nhạc dân tộc đến với thanh niên, học sinh - sinh viên, để từ đó giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà của ông trở thành một điểm giao lưu văn hóa đặc sắc. Sau khi ông qua đời, nơi đây được xây dựng thành Thư viện Trần Văn Khê với hàng chục nghìn cuốn sách, báo, sổ ghi chép, băng từ ghi hình và tiếng cùng nhiều kỷ vật ông mang về sau hơn nửa thế kỷ sống ở Pháp.

Giáo sư Trần Văn Khê từng tâm sự, về nước ông mới được sống cuộc đời của một người hạnh phúc. "Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt, giảng dạy cho người Việt Nam. Không có cái ngon nào bằng được ăn món ăn Việt Nam và được nghe âm nhạc Việt Nam trên đất nước Việt Nam... Không thể lấy bánh mì pate mà thay cơm Việt Nam, không thể lấy rượu Tây mà thay được ngụm nước quê nhà"… Đây cũng là những lời ông thường dạy các học trò của mình.

Những năm cuối đời, ông không thể tự di chuyển, việc nói chuyện cũng rất khó khăn. Vậy nhưng trong những buổi thuyết trình của học trò về văn hóa - nghệ thuật, ông lại tỏ ra minh mẫn lạ thường. Ông ngồi nghe với ánh mắt say mê và giao lưu với người hâm mộ với giọng nói vẫn tràn đầy sinh lực: "Tôi luôn quan niệm khi còn sống thì phải có ích cho đất nước trong từng phút giây. Còn nếu mình vô dụng thì chả cần bệnh tật, có lẽ tôi cũng không sống nổi”.

100 năm Ngày sinh Giáo sư Trần Văn Khê: Người 'truyền lửa' để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian
Giáo sư Trần Văn Khê luôn nuôi dưỡng tình yêu với âm nhạc dân tộc. (Nguồn: VTC News)

Trong cuộc đời của mình, Giáo sư Trần Văn Khê từng có những vinh dự lớn, như việc được chủ trì nhiều hội nghị, hội thảo khoa học tầm cỡ thế giới, được trao tặng nhiều huân chương, nhưng ông nói may mắn lớn nhất là những năm cuối đời ông được bà con trong nước theo dõi, nhận biết được những chuyện ông đã làm mà lấy tình ruột thịt, tri kỷ đối đãi với ông.

Gặp ông đi ngoài đường, chị hàng rong cũng đứng dậy hỏi: “Giáo sư về hồi nào?”. Anh xích lô thì mời: “Giáo sư lên xe em chở đi một vòng chơi”. Đến đâu, ông cũng nhận được lời chào thân thiện và niềm nở của mọi người. Đây chính là phần thưởng lớn nhất giúp ông hăng say làm việc, đóng góp tới hơi thở cuối cùng.

Và sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Khê vào ngày 24/6/2015 đã trở thành một mất mát, một sự tiếc nuối lớn lao đối với nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đối với những người yêu và gắn bó với âm nhạc truyền thống, ông mãi mãi là bậc thầy, là người "truyền lửa" để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian.

Thể theo di nguyện khi rời cõi tạm của ông, năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông, một quỹ học bổng mang tên ông được thành lập, nhằm khuyến khích những học sinh, những nhà nghiên cứu và nghệ sĩ có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống Việt Nam.

Nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang: Không có ngã rẽ khác ngoài âm nhạc dân tộc

Nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang: Không có ngã rẽ khác ngoài âm nhạc dân tộc

Làm công việc yêu thích đã là một hạnh phúc. Nhưng được làm công việc vừa có đam mê vừa có ý nghĩa một cách ...

Giáo sư Đặng Ngọc Long - Người đưa thính giả 'du ngoạn' Việt Nam qua âm nhạc dân tộc

Giáo sư Đặng Ngọc Long - Người đưa thính giả 'du ngoạn' Việt Nam qua âm nhạc dân tộc

TGVN. Giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long là người mang văn hóa trong âm nhạc Việt Nam, từ dân ca Nghệ Tĩnh đến dân ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động