Triều Tiên, Bhutan hay Nga... nằm trong danh sách những đất nước khó có thể đến thăm nếu bạn không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của nước sở tại.
Triều Tiên: Năm 2016, đất nước Triều Tiên chỉ đón 100.000 du khách ghé thăm. Du khách không thể đi du lịch một mình mà phải đi cùng đoàn, có hướng dẫn viên người bản địa đi kèm. Bên cạnh đó, có những địa điểm bị hạn chế tham quan. (Nguồn: The Culture Trip)
Bhutan: Đến Bhutan, du khách phải đóng phí 250 USD mỗi ngày cho việc tham quan gồm nơi ở, ăn uống, phương tiện đi lại, hướng dẫn. Visa cho du khách chỉ được cấp khi thông qua các công ty du lịch. Hơn nữa, chỉ những du khách đến từ Ấn Độ, Bangladesh và Maldives mới được miễn visa vào Bhutan. Trong ảnh là đèo DochuLa, Bhutan/PROGöran Höglund (Kartläsarn). (Nguồn: Flickr)
Quốc đảo Kiribati: Nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, việc xin cấp visa vào đất nước này khó khăn do du khách phải tìm được trụ sở Đại sứ quán của nước này, trong khi Kiribati chỉ có một Đại sứ quán duy nhất nằm ở Llanddewi Rhydderch, một ngôi làng xứ Wales, châu Âu. (Nguồn: Lonely Planet)
Nauru: Từng là một đất nước giàu có bậc nhất thế giới, Nauru hiện nay là một trung tâm giam giữ ở nước ngoài của Australia. Hơn nữa, di chuyển đến Nauru chỉ có một hãng hàng không duy nhất là Air Nauru. (Nguồn: The Telegraph)
Nga: Để có thể nhập cảnh vào đất nước lớn nhất thế giới này, du khách cần có thư mời bản chính từ cơ quan di trú Nga hay những công ty của nước Nga. Visa du lịch không linh hoạt và chỉ cho phép bạn ở lại Nga trong 30 ngày. Trường hợp mất visa (hoặc ở lại quá thời gian) bạn có thể gặp rắc rối trong việc xuất cảnh hơn nhập cảnh rất nhiều. (Nguồn: Flickr)
Uzbekistan: Giống như Nga, du khách cần có thư mời trước khi ghé thăm đất nước này. Hơn nữa, mọi hoạt động vui chơi, ăn uống của bạn đều cần xuất trình hộ chiếu. Ảnh: Nhà thờ Hồi giáo Shir Dor, Uzbekistan. (Nguồn: Flickr)
Turkmenistan: Để được nhập cảnh vào Turkmenistan, khách du lịch cần có một thư mời và phải trả tiền cho một công ty du lịch địa phương. Mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn ở quốc gia này. Ảnh Ga xe lửa Ashgabat, Turkmenistan. (Nguồn:Flickr)
Somalia: Nằm trong khu vực bất ổn do chiến tranh khiến Somalia chắc chắn không phải là một điểm đến lý tưởng để du lịch. Hơn nữa thủ tục visa khá rắc rối, khi cần phải có một visa riêng biệt mới được đến Somaliland - vùng yên bình nhất đất nước. Ngoài ra nếu khách du lịch là người Israel hoặc đã đến Israel đều không được phép đặt chân vào Somalia. (Nguồn: Flickr)
Libya: Biên giới đất liền của Libya giáp với Algeria, Niger, Sudan và Chad từ chối những người không phải châu Phi, do đó bạn sẽ cần phải đi qua Ai Cập. Không có chuyến bay trực tiếp đến Libya từ Anh hoặc Mỹ, du khách phải di chuyển bằng hãng hàng không Afriqiyah Airways bay từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Tripoli (Lebanon) hoặc bạn có thể thực hiện chuyến bay kết nối qua Tunis. (Nguồn: Scoop Empire)
Equatorial Guinea (Guinea Xích Đạo): Equatorial Guinea là một nơi rất khó để ghé thăm, ngoại trừ việc bạn là người có quốc tịch Mỹ. Công dân nước này là những người nước ngoài duy nhất trên thế giới không yêu cầu thị thực khi ghé thăm Equatorial Guine. (Nguồn: Flickr)
Angola: Thu hút khá nhiều du khách ghé thăm nhưng các quy định nghiêm ngặt về việc cấp visa của Angola lại là một trở ngại. Ngoại trừ công dân Namibia, tất cả người nước ngoài đều phải có visa trước khi đến Angola, cùng với một giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế. (Nguồn: Flickr)
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.