Nhỏ Bình thường Lớn

15 mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bước ngoặt lịch sử và thành tựu nở hoa

Ngày 1/8/2023, đánh dấu tròn 15 năm kể từ ngày Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12.
Một góc Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Lê Việt)
Một góc Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Lê Việt)

Trang sử mới

Nghị quyết 15/2008/QH12 là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu một trang sử mới trên chặng đường xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội gắn với thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã có bước thay đổi lớn về diện mạo đô thị, nông thôn. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 15 năm phát triển. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII, từ ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và một số xã thuộc huyện miền núi Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) được sáp nhập về Thủ đô. Hà Nội trở thành địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã lớn nhất của cả nước. Để cơ cấu lại không gian kinh tế-xã hội, thành phố Hà Nội đã huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo ra một diện mạo mới cho thành phố.

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố đã nhanh chóng lập các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, làm cơ sở mở rộng không gian đô thị về nhiều hướng.

Các công trình hạ tầng giao thông được mở mang, xây dựng, nâng tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông. Cùng đó, Hà Nội cũng đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện, đường giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế,…

Sau 15 năm mở rộng, cùng với quá trình đô thị hóa, Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Không gian đô thị ngày càng được mở rộng theo quy hoạch, với nhiều khu đô thị mới khang trang, hiện đại. Các khu đô thị mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, văn minh, mở rộng ra 4 hướng của Thủ đô.

Phía Đông có khu đô thị: Việt Hưng, Vinhomes River side, Vin City Ocean Park... Phía Tây có khu đô thị: Đông Nam Trần Duy Hưng, Mỹ Đình, Bắc/Nam An Khánh, Vin City Sportia, Vinhomes Smart City... Phía Nam có khu đô thị: Linh Đàm, Garmuda... Phía Bắc có khu đô thị: Ciputra, Tây Hồ Tây, khu Ngoại giao đoàn...

Cùng với việc thực hiện xây dựng, cải tạo đô thị, nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân cũng mọc lên, như: Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Big C, Trung tâm mua sắm Aeon Mall, Thiên đường Bảo Sơn… Hiện thành thành phố cũng đang tập trung đầu tư, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận; tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án, như: Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia, Khu tổ hợp thương mại quy mô lớn Outlet, phát triển khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài... và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để dần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần.

Đặc biệt, vừa qua, cùng với các tỉnh liên quan, Hà Nội đã khởi công Dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là dự án có tính chất liên vùng đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 –NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với Hà Nội, dự án là cơ sở để thực hiện công tác Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng, tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị; tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên). Đồng thời, phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, một dự án quan trọng với sự phát triển của thành phố. (Nguồn: UBND TP. Hà Nội)
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, một dự án quan trọng với sự phát triển của thành phố. (Nguồn: UBND TP. Hà Nội)

Xứng đáng giữ vị trí “đầu tàu”

15 năm qua, dù phải đối mặt với không ít thách thức khi dân số tăng nhanh, phát triển đô thị mất cân đối, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền, nhưng với nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, đặc biệt là với nhiều chính sách riêng, Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội…

Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Theo thống kê, bình quân giai đoạn 2011-2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả nước tăng 5,94%/năm. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá cố định 2010) đạt 772,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2010. Thu nhập tính theo GRDP tăng lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước (khoảng 4.110 USD) gấp 3,5 – 3,8 lần so với năm 2008 (37,4 triệu đồng - khoảng 1.697 USD).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao.

Thành phố đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên.

Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động tăng hàng năm 11,04%. So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí "đầu tàu" và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, năng suất lao động năm 2022 đạt 291,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động); Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2012-2022 đạt 5,24%.

Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 1,5 triệu lượt (bằng 21,4% mục tiêu năm 2025). Ước tính 6 tháng đầu năm 2023 tổng khách du lịch đạt 12,33 triệu lượt (so với cùng kỳ năm 2022 tăng 42%); dự kiến cả năm 2023 thu hút 22 triệu lượt khách du lịch. Lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển lành mạnh. Hệ thống các tổ chức tín dụng của thành phố tiếp tục được sắp xếp, cơ cấu lại.

Về thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, từ 2008 đến nay, Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao. Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô huy động gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%. Thành phố triển khai nhiều giải pháp, đã thu hút mới trên 4,5 nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD; Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội...

Có thể khẳng định rằng, 15 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân, thủ đô Hà Nội có bước chuyển mình mạnh mẽ. Với ý chí, nghị lực và những cố gắng không ngừng, trong tương lai không xa, thủ đô nghìn năm văn hiến sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.

Trăn trở nỗi lo nền kinh tế năm 2023

Trăn trở nỗi lo nền kinh tế năm 2023

Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô của tháng 2 và 2 tháng đầu năm, mà Tổng cục Thống kê vừa công bố cho ...

Hà Lan và UNDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

Hà Lan và UNDP hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

Ngày 18/7, Đại sứ quán Hà Lan và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) ký kết ra mắt Dự án ...

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023: Tạo động lực mới cho ngành du lịch Thủ đô

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023: Tạo động lực mới cho ngành du lịch Thủ đô

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu Hà Nội trong mắt du khách trong và ngoài ...

Phố Sách Hà Nội và chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai

Phố Sách Hà Nội và chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai

Ngày 21/4, Ban Quản lý Phố Sách Hà Nội sẽ khai mạc sự kiện 'Sách - Cho bạn, cho tôi' với sự tham gia hưởng ...

Khởi công các tuyến đường huyết mạch đưa Bắc Ninh trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

Khởi công các tuyến đường huyết mạch đưa Bắc Ninh trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

Ngày 30/7 đã diễn ra lễ khởi công dự án đầu tư các tuyến đường tỉnh 295C, 285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua ...

Tin cũ hơn

Giá heo hơi hôm nay 5/10: Giá heo ba miền ổn định; khôi phục chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thịt cuối năm Giá heo hơi hôm nay 5/10: Giá heo ba miền ổn định; khôi phục chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thịt cuối năm
Giá tiêu hôm nay 5/10/2024: Giá tiêu trồi sụt, thị trường mua bán cầm chừng, chuyên gia dự báo đỉnh giá gây sốc Giá tiêu hôm nay 5/10/2024: Giá tiêu trồi sụt, thị trường mua bán cầm chừng, chuyên gia dự báo đỉnh giá gây sốc
Bộ Xây dựng: Việt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch Bộ Xây dựng: Việt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch
Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024: Cùng cả nước hội nhập và phát triển Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024: Cùng cả nước hội nhập và phát triển
Giá cà phê hôm nay 4/10/2024: Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái Giá cà phê hôm nay 4/10/2024: Giá cà phê giảm mạnh liên tiếp, đầu cơ xả hàng ồ ạt; xuất khẩu hàng Việt trong 8 tháng bằng cả năm ngoái
Bồ Đào Nha 'hiến kế' chuyển đổi công nghiệp cho TP. HCM Bồ Đào Nha 'hiến kế' chuyển đổi công nghiệp cho TP. HCM
Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Tình hình Trung Đông tiếp tục chi phối thị trường; trong nước tiếp đà giảm, xăng RON 92 giảm sâu nhất Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Tình hình Trung Đông tiếp tục chi phối thị trường; trong nước tiếp đà giảm, xăng RON 92 giảm sâu nhất
Giá heo hơi hôm nay 4/10: Giá 3 miền dần ổn định; thịt heo ở Mỹ đầu tháng 10 tăng Giá heo hơi hôm nay 4/10: Giá 3 miền dần ổn định; thịt heo ở Mỹ đầu tháng 10 tăng
Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo 'chất riêng' cho nền kinh tế Hà Nội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo 'chất riêng' cho nền kinh tế
Giá tiêu hôm nay 4/10/2024: Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư lớn găm hàng, bán ra nhỏ giọt, dự đoán thời điểm ‘bung kho’ Giá tiêu hôm nay 4/10/2024: Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư lớn găm hàng, bán ra nhỏ giọt, dự đoán thời điểm ‘bung kho’
Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam - Ireland ký hợp tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm
Việt Nam thu hút nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện Việt Nam thu hút nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện