Thay đổi lớn từ chiếc smartphone
Trước đây, ông Nguyễn Văn Lý (Sinh năm 1958, ngụ tại xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chưa bao giờ nghĩ, có ngày vợ chồng ông lại được nói chuyện với các con, các cháu ở rất xa mà nhìn thấy mặt như đang nói trực tiếp.
Nhờ Internet, vợ chồng ông Lý có thể trò chuyện video với các con, các cháu ở xa. |
Ông Lý có 4 người con, tất cả đều sống xa nhà. Có người sống ở TP HCM, cách nhà hơn 600km, đi ôtô gần 10 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Trước đây, nếu nhớ cháu, ông bà phải “gọi con về” hoặc đến tận nơi thăm nhưng một năm chỉ được 1 đến 2 lần với người ở xa.
Thế nhưng, mọi việc thay đổi từ ngày Viettel kéo Internet cáp quang về tận xã Ia Yok. Ông Lý là một trong gần 50 hộ gia đình đầu tiên trong xã đầu tiên đăng ký. Từ ngày có mạng, ông được các con mua thêm chiếc smartphone để có thể gọi điện cho con, cháu và có thể nhìn thấy mặt như nói chuyện trực tiếp. Hơn nữa, chiếc smartphone tạo thêm những thay đổi lớn mà không cần đến mạng Internet cáp quang.
Người đàn ông gần 60 tuổi này chia sẻ, chiếc smartphone có kết nối Internet (wifi hoặc 3G) không chỉ giúp giải toả nỗi nhớ con, nhớ cháu, mà còn giúp ông tìm hiểu những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi.
Cầm chiếc điện thoại ra ngay vườn, cẩn thận “thăm sức khoẻ” từng gốc cà phê trong vườn, phát hiện loài sâu đục lá, ông mở điện thoại kết nối 3G Viettel, rồi search Google… Người đàn ông Gia Lai này có thể tiếp cận được nhiều thông tin, kiến thức (không chỉ với cây cà phê hay nông nghiệp) cập nhật ngay lập tức, ở bất kỳ nơi đâu - điều mà trước đây chỉ có được khi mời chuyên gia về tận nhà để hỏi.
Ông Lý có thể tìm thông tin tư vấn về tình trạng sức khoẻ của vườn cây café ông trồng mà không phải đi đâu xa. |
Sự thay đổi nhờ chiếc smartphone có kết nối 3G với những người như ông Lý có ở khắp mọi nơi trên đất nước, và đặc biệt thú vị ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ở những vùng xa, rừng núi hiểm trở, hải đảo… trước vốn cách biệt thì nay trở nên “rất gần với mọi thứ” nhờ có mạng 3G của Viettel phủ khắp mọi nơi (giờ là 4G).
Chỉ cần một chiếc smartphone nho nhỏ giá chưa tới 500.000 đồng, người dân ở mọi nơi trên khắp Việt Nam đã có thể kết nối Internet và làm nhiều thứ trước đây chỉ có ở trong mơ. Sự thay đổi với Internet đến cùng cáp quang và đường điện thoại cố định diễn ra chậm hơn rất nhiều so với sóng 3G được Viettel phủ dày đặc.
Mạng 3G của Viettel đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về người dùng Internet, đặc biệt ở các vùng nông thôn, rừng núi, hải đảo… nhất là vào những năm 2012-2015, khi giá smartphone giảm cực mạnh và lượng dùng Internet trên di động của Viettel tăng thêm gần 15 triệu người.
“Cô giáo Internet” ở Tây Nguyên
Chị Nguyễn Thị Kim Chung (sinh năm 1989, ở xã Nam Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) là một câu chuyện khác với Internet. Là một người khuyết tật bẩm sinh nhưng Chung đã vượt qua nhiều khó khăn để tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Gia Lai.
Chị Kim Chung giúp nhiều em học sinh tại xã Nam Yang biết thêm nhiều kiến thức nhờ Internet. |
Trở về huyện nghèo, dù không làm giáo viên, Chung quyết định ở nhà kèm, giúp một số em học tập thêm sau những giờ lên lớp ở trường và chiếc máy tính có kết nối Internet mạng Viettel trở thành một công cụ hỗ trợ tuyệt vời.
Nguyễn Thị Mỹ Thơ (11 tuổi, ngụ tại xã Nam Yang) chia sẻ, lần đầu tiên em được biết đến máy tính và mạng Internet là nhờ “cô giáo” Chung. “Nhiều bài toán khó, khác lạ, cách giải hay được cô Chung tìm trên mạng rồi chỉ cho chúng em. Nhờ thế, năm ngoái, trong kỳ thi Olympic toán qua mạng em đã đạt giải Nhì cấp trường, sau đó được lựa chọn đi thi cấp huyện, em đạt giải Khuyến khích” – Mỹ Thơ cho biết.
Còn “cô giáo” Kim Chung chia sẻ, nhờ Internet, chị có thể tìm được nhiều thông tin, phương pháp dạy, giúp các em tiến bộ trong học tập nhanh hơn và cũng hứng khởi hơn, với thi trực tuyến Toán, tiếng Anh… Trong số những em được chị Chung kèm cặp, có những em mắc dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Nếu không nhờ việc tìm hiểu cách thức hướng dẫn dạy đặc thù trên mạng, cô giáo Chung rất khó có thể giúp đỡ nhưng học sinh đặc biệt như vậy.
Cách đây 20 năm, khi chưa có Internet, ở vùng Tây Nguyên, câu chuyện của ông Lý và chị Chung giống như cổ tích. Nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, đặc biệt là mạng di động 3G và 4G (Viettel đã phủ 519 trạm 3G và 508 trạm 4G tại Gia Lai), việc tiếp cận tri thức, hay các phương tiện giải trí, thậm chí sử dụng làm phương tiện kiếm sống của người dân Gia Lai… cũng giống như người thành phố.
Cuộc cách mạng về hạ tầng Internet, đặc biệt là băng rộng di động (với 3G) tạo ra thay đổi rất lớn trong đời sống của người dân trên khắp đất nước, đặc biệt ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Giờ đây, với cuộc các mạng 4.0 và hạ tầng 4G (Viettel đã phủ sóng 95% diện tích dân số Việt Nam, với 36.000 trạm BTS 4G), một sự thay đổi lớn kế tiếp đang bắt đầu.