3 nhà khoa học Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020. |
Ngày 8/11, tạp chí PLoS Biology của Mỹ công bố danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020. Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) - xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) - xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) - xếp hạng 9261 thế giới.
Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.
Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất - 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).
Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.
Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu "Updated science-wide author databases of standardized citation indicators" của Jeroen Baas và cộng sự.
Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào 6 chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).
Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế, là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học trong những năm gần đây.
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới. Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) -44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295, Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) - 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) - 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) - 67.902; Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân) -73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) - 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) - 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) -92.886... |
| TGVN. Lắng nghe thiên tai là lắng nghe những chất vấn không 'êm tai' của đại biểu nhân dân, dù có chưa trọn vẹn thì ... |
| TGVN. Theo Thứ trưởng Giáo dục & Đào tạo Ngô Thị Minh, bộ sách giáo khoa Cánh Diều có sạn, có một số cái sai, ... |
| Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Mục tiêu đến 2030, Việt Nam đạt trình độ đào tạo nghề tiên tiến ASEAN' TGVN. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ngành Lao động đặt mục tiêu đến 2030, Việt Nam đạt trình độ đào tạo nghề tiên ... |